Kinh doanh ví điện tử - Khó cho người dùng lẫn doanh nghiệp

Cập nhật: 06:00 | 27/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Cả nước hiện có gần 30 ví điện tử được cấp phép nhưng số lượng ví có người dùng thật sự chỉ đếm trên đầu ngón tay.  

kinh doanh vi dien tu kho cho nguoi dung lan doanh nghiep Lo ngại chi phí tốn kém và thủ tục phiền hà khi sử dụng ví điện tử
kinh doanh vi dien tu kho cho nguoi dung lan doanh nghiep Sự khác biệt giữa mobile money và ví điện tử
kinh doanh vi dien tu kho cho nguoi dung lan doanh nghiep Ví điện tử kiếm tiền như thế nào?

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), số lượng giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động trong năm 2018 là 122 triệu lượt với giá trị giao dịch gần 1,1 triệu tỉ đồng, tăng 128% so với cùng kỳ năm trước.

kinh doanh vi dien tu kho cho nguoi dung lan doanh nghiep
Kinh doanh ví điện tử - Khó cho người dùng lẫn doanh nghiệp. Ảnh minh họa

Hiện cả nước có gần 30 tổ chức không phải là Ngân hàng (NH) được cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (có dịch vụ ví điện tử) như MoMo, Payoo, Moca, Air Pay, Vimo, Viettel Pay, Zalo Pay, 1Pay... với khoảng 4,2 triệu ví đã liên kết với tài khoản NH. Ví điện tử đang dần phổ biến ở các đô thị lớn, ngay cả những điểm bán hàng rong cũng nhận thanh toán bằng ví. Nhưng thực tế, cuộc chơi thật sự chỉ diễn ra với khoảng vài ví điện tử. Mới đây nhất, Công ty CP People Care đã phải bán lại ví điện tử MonPay cho Công ty CP VinID sau hơn một năm ra đời nhưng hoạt động không có nhiều nổi bật và phải cạnh tranh với nhiều ví lớn khác.

Ví điện tử không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn cạnh tranh với các kênh thanh toán không tiền mặt khác như NH điện tử, NH số… Do đó, việc NHNN dự thảo sửa đổi Thông tư 39 có nhiều quy định mới khiến không ít công ty fintech lo ngại, có thể đẩy khó cho người dùng.

Công ty CP 1Pay (ví điện tử 1Pay) băn khoăn việc dự thảo thông tư quy định hạn mức giao dịch qua ví đối với cá nhân là 20 triệu đồng/ngày và 100 triệu đồng/tháng; với tổ chức 100 triệu đồng/ngày và 500 triệu đồng/tháng là không khả thi vì có những hàng hóa, dịch vụ hợp pháp như hóa đơn thanh toán vé máy bay, hóa đơn tiền điện của doanh nghiệp, các sản phẩm công nghệ như laptop, điện thoại… thường lớn hơn rất nhiều so với hạn mức được cho phép cho một lần giao dịch. Việc quy định hạn mức giao dịch đối với các giao dịch này là gián tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh của ví so với các kênh thanh toán khác.

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (Vafi) cho rằng, hiện không có quy định nào về việc ví chỉ được sử dụng cho giao dịch nhỏ. NHNN có thể không quy định hạn mức hoặc áp dụng giống thẻ NH, cho phép người dùng tùy chọn hạn mức.

Ngay cả quy định mỗi người chỉ được mở 1 ví tại 1 tổ chức cung ứng dịch vụ cũng chưa hợp lý, bởi trường hợp người dùng có nhiều tài khoản NH muốn kết nối với ví sẽ gặp khó, hoặc người dùng đã mở nhiều ví kết nối với nhiều tài khoản khác nhau phải xử lý ra sao? Vafi đề xuất không hạn chế số lượng ví để bảo đảm quyền lợi của người dùng và phát triển kênh thanh toán này.

Việc xác thực người dùng, các công ty fintech và NH thương mại nhận xét việc dự thảo quy định người dùng phải khai báo thông tin cá nhân khi mở ví có thể trùng lắp và không cần thiết. Vì khi liên kết ví với tài khoản NH, có thể sử dụng thông tin tài khoản để xác minh. Việc khai báo này chỉ nên áp dụng với trường hợp ví không kết nối tài khoản NH.

Thu Hoài

Tin cũ hơn
Xem thêm