Kịch bản nào cho VN-Index khi NĐT liên tục thoát hàng, vốn hóa bốc hơi gần 115.600 tỷ đồng?

Cập nhật: 09:59 | 19/04/2022 Theo dõi KTCK trên

VN-Index tiếp tục diễn biến theo chiều hướng tiêu cực trong ngày giao dịch đầu tiên của tuần mới, áp lực bán lan rộng từ đầu phiên khiến nhiều cổ phiếu lớn lao dốc. Tuần này là cũng là tuần có sự kiện đáo hạn phái sinh tháng 4 và công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý I của một số doanh nghiệp nên sẽ có thể thị trường sẽ tiếp tục trải qua nhiều đợt biến động.

5907-ck-5376-tkuv
Kịch bản nào cho VN-Index khi NĐT liên tục thoát hàng, vốn hóa bốc hơi gần 115.600 tỷ đồng?

Thị trường chứng khoán giảm sâu ngay phiên đầu tuần, nối dài chuỗi giảm điểm

Thị trường tiếp tục diễn biến theo chiều hướng tiêu cực trong ngày giao dịch đầu tiên của tuần mới. Áp lực bán lan rộng từ đầu phiên khiến nhiều cổ phiếu lớn lao dốc và thị trường chìm sâu trong sắc đỏ. Dù vậy, nỗ lực mua cổ phiếu giá thấp cũng khá tích cực, nhờ đó giúp thị trường thu hẹp một phần đà giảm trong 30 phút cuối phiên.

Đóng cửa, VN-Index bốc hơi 25,96 điểm, tương đương giảm 1,78% và chốt tại 1.432,6 điểm. Thanh khoản cũng tăng tương đối so với phiên trước với 790,6 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Mặc dù, thị trường chung có mức giảm khá sâu ngày hôm nay, nhưng diễn biến các ngành lại có sự phân hóa mạnh. Theo quan sát, đà giảm của các chỉ số bắt nguồn từ một số nhóm ngành lớn nhất định, đặc biệt là bộ 3 chứng khoán, ngân hàng và bất động sản tiếp tục gây sức ép lên thị trường chung.

Bên cạnh đó, nhóm thép, dầu khí, xây dựng & vật liệu cũng không kém phần ảm đạm. Tuy vậy, những nhóm ngành đã tăng mạnh vẫn tiếp tục thu hút dòng tiền và tăng mạnh, ví dụ như nhóm thủy sản, dệt may, cao su, bán lẻ & công nghệ.

Thống kê từ Mirae Asset cho thấy, Top10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index có tới 7 đại diện đến từ nhóm vốn hóa lớn trong rổ VN30.

Trong đó, dẫn đầu đà giảm của chỉ số là SSI với mức giảm -6,3%, theo sau là CTG (-5,8%), VPB (-4,8%), STB (-3,7%), HPG (-3,5%)… Ở chiều ngược lại, những cổ phiếu có tác động tích cực nhất là PNJ (+5,5%), GVR (+2,2%), VJC (+1,8%), TPB (+1,5%), PDR (+1,4%)…

Xu hướng tiêu cực của chỉ số VN30 cũng khiến các hợp đồng phái sinh lao dốc trong phiên hôm nay. Đơn cử, hợp đồng VN30F2204 giảm 19,5 điểm xuống còn 1.473 điểm, thậm chí hợp đồng này hiện duy trì mức chênh lệch âm gần 4,8 điểm so với chỉ số cơ sở VN30.

4951-photo-import-20220419075237738
Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tương tự sàn HOSE, kịch bản tiêu cực cũng diễn ra trên sàn HNX khi chỉ số sàn này chứng kiến phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ phiên 24/1 vừa qua. Các cổ phiếu THD, SHS, HUT, BAB, IDJ đồng loạt giảm mạnh khiến HNX-Index giảm gần 6 điểm, tương đương 1,44%.

Trên thị trường UPCoM, nhóm cổ phiếu hàng không và viễn thông giao dịch khởi sắc góp phần nâng đỡ chỉ số, dù vậy UPCoM-Index vẫn giảm 1,91% xuống còn 110,21 điểm do tác động lớn từ các đại diện như MVN, GE2, CAB, BSR.

Vốn hóa thị trường bốc hơi gần 115.600 tỷ đồng

Áp lực bán tháo trong phiên giao dịch đầu tuần đã khiến vốn hóa thị trường chứng khoán bốc hơi 115.580 tỷ đồng, tương ứng giảm 1,84% so với phiên thứ Sáu tuần trước, hiện ở mức hơn 6,1 triệu tỷ đồng.

Trong đó, sàn HOSE giảm nhiều nhất khi mất đi gần 102.729 tỷ đồng, riêng nhóm VN30 bốc hơi 64.698 tỷ đồng. Tỷ lệ giảm vốn hóa với hai nhóm này lần lượt là 1,78% và 1,66%

5010-photo-import-20220419075238337
Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tại HNX, biên độ giao dịch lớn hơn (10%) trong khi nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đồng loạt giảm sâu khiến tỷ lệ thiệt hại cao hơn so với HOSE. Cụ thể, mức giảm vốn hóa trên sàn này ở mức 8.039 tỷ đồng, tương đương tỉ lệ giảm 3,26%. Còn lại, vốn hóa trên thị trường UPCoM giảm 1,92% xuống còn 246.286 tỷ đồng.

Các cổ phiếu giảm vốn hóa nhiều nhất có thể kể đến như VCB, CTG, VPB, HPG, BID, VHM, VIC, MBB. Trong đó, cổ phiếu VCB chứng kiến vốn hóa giảm mạnh nhất khi mất đi 2.500 đồng/cp, tương đương giá trị vốn hóa bốc hơi khoảng 11.830 tỷ đồng.

Có thể thấy, trong bối cảnh những biến động trên thị trường của thông tin và niềm tin vẫn đang ập đến một cách bất ngờ, tâm lý của nhà đầu tư dường như đang rất yếu. Giữa lòng tham và sự sợ hãi thì sự sợ hãi đang lấn át hoàn toàn. Tuần này là cũng là tuần có sự kiện đáo hạn phái sinh tháng 4 và công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý I của một số doanh nghiệp nên sẽ có thể thị trường sẽ tiếp tục trải qua nhiều đợt biến động.

Theo nhận định của Chứng khoán MB, VN-Index đã bị đẩy về sát mức đáy kể từ đầu năm ở ngưỡng 1.425 điểm và hồi lại không đáng kể dù tiệm cận ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật MA200 ở 1.423 điểm. Nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục phản ứng ở ngưỡng MA200, trong kịch bản thận trọng ngưỡng hỗ trợ tiếp theo của thị trường có thể ở mức 1.400 điểm.

Kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 giống như một biện pháp trong gói hỗ trợ kinh tế

SSI Research cho rằng việc Nghị Quyết 42 được kéo dài đến cuối 2023 giống như một biện pháp trong gói hỗ trợ kinh tế ...

Kiếm tiền thời VN-Index “sideway”

Khuyến nghị được đưa ra từ giới chuyên gia chứng khoán là nhà đầu tư cần hướng tới các cổ phiếu cơ bản đang được ...

Tin tức chứng khoán 9h00’ hôm nay 19/4/2022: TCB, SDG, PNG, PSG, TNC, HDP

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin cập nhật và gửi đến quý độc giả những tin tức chứng khoán mới ...

Khánh Vân