Kịch bản lạm phát năm 2020 nhìn từ diễn biến giá thịt lợn

Cập nhật: 14:32 | 23/07/2020 Theo dõi KTCK trên

Việc kiểm soát lạm phát dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra là có thể thực hiện được. Tuy nhiên công tác điều hành giá vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn... 

Giá xăng dầu, giá thịt lợn đẩy CPI lên cao nhất từ 2016 - Ảnh 1.

Theo số liệu công bố từ Tổng cục Thống kê sáng ngày 29/6, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,19% trong đó khu vực thành thị tăng 3,76% và khu vực nông thôn tăng 4,61%. Đồng thời, CPI tháng 6 cũng ghi nhận mức tăng gần 1%.

Nguyên nhân khiến CPI tháng 6 tăng là do giá xăng dầu tăng cao 3 đợt liên tiếp sau thời gian giảm kéo dài kể từ Tết Nguyên đán theo giá dầu thế giới. Đặc biệt, việc điều chỉnh giá xăng dầu tăng gồm xăng A95, xăng E5 hay dầu diezel lần lượt là 1.850 đồng, 1.870 đồng và 1.660 đồng ngày 28/5 đã làm CPI tháng 6 tăng hơn 14%.

Đồng thời, giá thịt lợn cũng là nguyên nhân đẩy CPI lên cao. Việc Chính phủ cho phép nhận khẩu thịt lợn sống đã kìm được giá lợn hơi giảm 2.000 - 10.000 đồng/kg nhưng giá bán lẻ thịt lợn vẫn tăng gần 3,4%.

Nhìn lại CPI những tháng đầu năm cho thấy, sau khi tháng 1 tăng theo quy luật hàng năm do trùng vào dịp lễ, tết, các tháng 2, 3, 4, 5, CPI đều giảm, đến tháng 6 CPI tăng mạnh và lập kỉ lục trong giai đoạn 2016 - 2020.

Theo ông Nguyễn Xuân Định, Trưởng phòng Chính sách tổng hợp, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), mặt bằng giá cả thị trường 6 tháng đầu năm 2020 có diễn biến tăng giảm đan xen, chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các yếu tố cung cầu thay đổi trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19.

Đặc biệt, giá thịt lợn đang “làm khó” cho CPI khi giá các mặt hàng thực phẩm tăng 14,28% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 3,23%) trong đó riêng giá thịt lợn tăng 68,2% (làm CPI chung tăng 2,86%).

Giá thịt lợn tăng cao chủ yếu là do thiếu hụt nguồn cung. Hiện nay, nguồn cung thịt lợn đang được bổ sung từ hoạt động chăn nuôi, tái đàn, nhập khẩu, dần đáp ứng trong thời điểm cuối quý III, đầu quý IV/2020. Trong các tháng tiếp theo, theo nhận định của Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá, giá thịt lợn nhiều khả năng sẽ không có biến động lớn so với hiện nay và có thể xu hướng giảm dần trong quý IV/2020.

2849 lam
Ảnh minh họa (nguồn internet)
“Tại nhiều địa phương, do lo sợ về dịch bệnh nên nhiều hộ chăn nuôi không thực hiện tái đàn. Việc này khiến cho nguồn cung thịt lợn vào cuối năm 2020 sẽ bị ảnh hưởng và giá lợn hơi sẽ khó giảm sâu trong nửa cuối năm nay. Trong thời gian ngắn, giá thịt lợn khó xuống thấp do phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh và lượng thịt nhập khẩu”, ThS. Hoàng Thị Vân dự báo.

Còn theo ThS. Hoàng Thị Vân, Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính, mặc dù cả 3 giải pháp trước mắt và lâu dài như tái đàn, tăng nguồn thịt lợn đông lạnh và nhập lợn sống đều đang được triển khai mạnh mẽ nhưng tình hình giá thịt lợn chưa được cải thiện nhiều và dấu hiện giảm giá chưa rõ ràng. Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi vẫn còn diễn biến phức tạp. Một số tỉnh mặc dù đã công bố hết dịch nhưng sau đó dịch bệnh tái bùng phát trở lại do công tác kiểm soát dịch bệnh chưa chặt chẽ.

PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, áp lực lạm phát là có nhưng có thể vượt qua, đặc biệt khi các cơ quan điều hành chính sách đều khá thận trọng và chú trọng kiểm soát lạm phát, mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4% là có thể đạt được.

Theo ông Long, công tác quản lý giá, bình ổn giá cần tiếp tục tăng cường nhằm kiểm soát lạm phát, bảo đảm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Để có thể chủ động điều hành giá cả, kiểm soát lạm phát ở mục tiêu mà Quốc hội đặt ra, công tác điều hành giá cần phải kết hợp đồng bộ, hiệu quả, kịp thời các biện pháp vĩ mô, tài khóa, tiền tệ và các công cụ vi mô, điều hành các mặt hàng cụ thể, nhất là xăng dầu, thịt lợn, các mặt hàng thiết yếu như y tế, giáo dục, lương thực, thực phẩm.

Trong khi đó, theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, việc giữ tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng giá bình quân ở mức dưới 4% trong năm 2020 là một mục tiêu cực kỳ khó khăn. Để làm điều đó, cần thực hiện tốt công tác chống dịch bệnh để COVID-19 không bùng phát trở lại – đây là tiền đề tốt cho ổn định sản xuất, ổn định thị trường, bình ổn giá cả các mặt hàng. Đồng thời tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phục hồi và phát triển bền vững của nền kinh tế.

“Tăng trưởng kinh tế sẽ là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho việc giữ ổn định nền kinh tế, giúp tránh được tâm lý hoài nghi của các DN và các tầng lớp dân cư, tránh tình trạng “lạm phát do tâm lý”, PGS.Thịnh nêu ý kiến.

Lạm phát và rào chắn Bitcoin

Khi kinh tế tiền tệ lạm phát và bẫy thanh khoản tập trung với lãi suất 0% hoặc thậm chí lãi suất âm, nhiều người ...

CIEM: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 sẽ trong khoảng 2,1 - 2,6%

Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa đưa ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 với ...

Động lực nào cho kiểm soát tăng trưởng CPI năm 2020?

Hồi đầu năm 2020, các chuyên gia đã đưa ra dự báo chỉ số giá tiêu dùng CPI trong năm nay sẽ tăng trung bình ...

Quân Vương

Tin cũ hơn
Xem thêm