Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu BID (BIDV) với target 43.900 đồng/cp

Cập nhật: 13:14 | 12/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Công ty Chứng khoán KB Việt Nam – KBSV vừa đưa ra báo cáo phân tích cho cổ phiếu BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu BID với giá mục tiêu là 43.900 đồng/cp.

Quý 2/2022, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE - Mã: BID) có kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực. Cụ thể, thu nhập lãi thuần đạt 14.619 tỷ đồng (+14,0% QoQ, +13,1% YoY); thu nhập ngoài lãi đạt 3.527 tỷ đồng (+3,7% QoQ, -19,2% YoY) khiến TOI đạt 18.145 tỷ đồng (+11,8% QoQ, +4,9% YoY).

CIR đạt 28,6%, tăng 487bps YoY trong khi đó chi phí trích lập dự phòng giảm, đạt 6.381 tỷ đồng (-13,7% QoQ, -25,1% YoY) khiến cho LNTT quý 2/2022 đạt 6.570 tỷ đồng, tăng 40,9% YoY. Lũy kế 6 tháng đầu năm, LNTT đạt 11.084 tỷ đồng, tăng 37,5% YoY với tăng trưởng tín dụng quý 2/2022 đạt 9,3% YTD.

Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu BID (BIDV) với target 43.900 đồng/cp
Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu BID (BIDV) với target 43.900 đồng/cp. Hình minh họa

NIM quý 2/2022 có sự cải thiện so với quý trước, đạt 2,96% (+9bps QoQ, -10bps YoY) trong đó lãi suất đầu ra bình quân tăng 5bps QoQ trong khi chi phí đầu vào bình quân giảm 4bps QoQ. Tỷ lệ CASA đạt 19,4%, giảm 48bps QoQ sau 4 quý liên tiếp có sự cải thiện.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.503 tỷ đồng (+17,9% QoQ, -13,7% YoY); lãi từ các hoạt động FX tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt 624 tỷ đồng (+6,8% QoQ, +54,0% YoY) trong khi đó hoạt động đầu tư – kinh doanh chứng khoán không có lãi và thu nhập từ hoạt động khác đạt 1,336 tỷ đồng (-8,4% QoQ, -38,9% YoY) khiến NOII quý 2/2022 đạt 3.527 tỷ đồng, giảm 19,2% YoY. NII/TOI duy trì ở mức cao, đạt 80,6%.

Nguồn: Báo cáo công ty, KBSV
Nguồn: Báo cáo công ty, KBSV

Tỷ lệ nợ xấu quý 2/2022 tăng nhẹ so với quý trước, đạt 1,02% (+5bps QoQ) với nợ nhóm 5 tăng nhẹ 9bps QoQ, trong khi đó nợ nhóm 3 tăng 11bps QoQ. Trong khi đó, nợ nhóm 2 sau khi tăng mạnh vào quý 1/2022 đã giảm về mức trung bình giai đoạn 2020-2021, đạt 1,17%. Trong kì, BID trích lập dự phòng ở mức thấp so với các quý trước, đạt 6,381 tỷ đồng (-13,7% QoQ, -25,1% YoY) và tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 262,5%, cao thứ 2 hệ thống ngân hàng sau VCB.

Tại thời điểm cuối tháng 6/2022, theo thông tin từ BID, nợ tái cơ cấu đạt khoảng 16.000 tỷ đồng tương đương 1,1% tổng dư nợ hiện tại. BID đã thực hiện trích lập toàn bộ cho phần nợ tái cơ cấu này trong năm 2021 qua đó giảm đáng kể áp lực trích lập trong năm 2022 cũng như mở ra cơ hội ghi nhận lợi nhuận từ hoàn nhập dự phòng trong năm nay hoặc năm sau.

Cơ cấu nợ xấu & nợ cần chú ý của BID giai đoạn 2020 - quý 1/2022

Nguồn: Báo cáo công ty, KBSV
Nguồn: Báo cáo công ty, KBSV

Tỷ lệ nợ xấu nhìn chung vẫn đang duy trì ở mức thấp so với các năm trước (trung bình ~ 1,8%). Với tỉ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao cùng việc trích lập hết nợ tái cơ cấu, áp lực trích lập trong nửa cuối năm là không lớn đối với BID.

Nợ xấu có dấu hiệu tăng nhẹ sau khi thông tư 14/2021 kết thúc, BID bắt đầu ghi nhận vào NPL nhóm khách hàng thuộc nhóm nợ tái cơ cấu và vẫn đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.

NPL – trích lập dự phòng 2020 - quý 1/2022

Nguồn: Báo cáo công ty, KBSV
Nguồn: Báo cáo công ty, KBSV

CIR quý 2/2022 cao hơn so với cùng kì chủ yếu do tốc độ tăng chi phí lương cao hơn so với tăng trưởng TOI.

Trong giai đoạn gần đây, BID theo đuổi chiến lược cơ cấu tệp cho vay sang nhóm khách hàng bán lẻ. Nhóm bán lẻ là động lực chính cho tăng trưởng tín dụng của BID trong quý 2/2022 đạt 614.080 tỷ đồng, tăng 15,8% YTD và 34,1% YoY. Tỷ trọng nhóm khách hàng bán lẻ trong tổng dư nợ đạt 42,0%, tăng 430 bps QoQ. Việc tái cơ cấu sang nhóm bán lẻ với lãi suất đầu ra tốt hơn so với nhóm doanh nghiệp sẽ là yếu tố quan trọng đóng góp cải thiện NIM của BID trong thời gian tới.

Cơ cấu dư nợ tín dụng theo phân khúc khách hàng 2021-2022

Nguồn: Báo cáo công ty, KBSV
Nguồn: Báo cáo công ty, KBSV

Với các kết quả đã đạt được trong 1H2022 và triển vọng trong nửa cuối năm, BID kì vọng LNTT 2022 tối thiểu đạt trên 20.600 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch 2022, trong đó tăng trưởng tín dụng đạt 12 – 14% tùy theo trần tín dụng được cấp từ NHNN. Trong 2H2022, BID dự kiến NIM sẽ được duy trì tương tự như trong 1H2022 và phấn đấu cải thiện từ 0,1-0,2% trong các năm tới, cùng với đó, trích lập dự phòng sẽ đi ngang hoặc giảm trong nửa cuối năm khi chất lượng tài sản đã được cải thiện và tỷ lệ bao phủ nợ xấu đã ở mức cao.

BID vẫn đang tích cực trong hoạt động tìm kiếm đối tác và đám phán giá để chào bán riêng lẻ 455.267.143 cổ phiếu, tương đương 9% vốn điều lệ hiện tại. 2 khó khăn hiện tại mà BID phải đối mặt bao gồm: (1) Khía cạnh thị trường chung khiến giá cổ phiếu không thực sự tích cực và phù hợp với định giá; (2) cơ chế xác định giá còn chưa hợp lý, khiến đối tác gặp nhiều bị động trong quá trình mua. Theo quan điểm của KBSV, với diễn biến thị trường chứng khoán trong giai đoạn hiện tại, khả năng thương vụ hoàn thành trong năm 2022 là rất thấp.

Dự phóng kết quả kinh doanh BID năm 2022

Các chuyên gia tại KBSV đã đưa ra dự phóng cho BIDV trong năm 2022 như sau:

Dự phóng tăng trưởng tín dụng đạt 13% trong năm 2022 với kì vọng BIDV sẽ được cấp thêm 3% room tín dụng trong 4 tháng cuối năm.

Ứớc tính NIM 2022 giảm 2bps YoY, đạt 2,88%, cao hơn 15bps so với dự phóng cũ phản ánh quan điểm tích cực hơn về việc kiểm soát chi phí đầu vào của ngân hàng.

Về dự phóng NPL đạt 1,05%, khi chất lượng nợ tái cơ cấu của BIDV có tín hiệu tốt cùng với đó BIDV đã có đủ nguồn trích lập dự phòng để linh động trong hoạt động xử lý nợ xấu.

Các chi phí trích lập dự phòng dự kiến đạt 24.806 tỷ đồng, giảm 15,9% YoY do BIDV đã chủ động trích lập hết nợ tái cơ cấu trong năm 2021.

Dự phóng KQKD 2021 -2022

Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu BID (BIDV) với target 43.900 đồng/cp

KBSV kết hợp 2 phương pháp định giá là P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư để tìm ra mức giá hợp lý cho cổ phiếu BID

(1) Phương pháp định giá P/B Với triển vọng tích cực trong năm 2022, chúng tôi đưa ra P/B mục tiêu của BID là 2.2x, tương đương trung bình P/B 5 năm của BID.

(2) Phương pháp chiết khấu lợi nhuận thặng dư (Bảng 16) Bên cạnh đó, KBSV kết hợp sử dụng thêm phương pháp chiết khấu lợi nhuận thặng dư để phản ánh rủi ro hệ thống và kỳ vọng dài hạn. Kết hợp hai phương pháp định giá trên với tỉ lệ 50-50 để ra được giá hợp lý cuối cùng của cổ phiếu BID cho năm 2022 là 43.900 đồng/cổ phiếu, cao hơn 14,3% so với giá ngày 10/08/2022.

Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu BID (BIDV) với target 43.900 đồng/cp

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Hòa Phát (HPG) "gặp khó" trong quý III và quý IV

P/B của HPG (Hòa Phát) có lúc về 1,1, mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Nhiều người đặt câu hỏi đây ...

Thanh khoản cải thiện, thị trường chứng khoán đã đủ "hấp dẫn" để đầu tư?

Các chuyên gia chứng khoán chỉ ra rằng, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn ngoại đầu khi khối ngoại đã ...

Dragon Capital đánh giá tích cực lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết năm 2022

Trong báo cáo tháng 7 mới công bố, Dragon Capital cho rằng căng thẳng toàn cầu là nhân tố tác động lớn đến thị trường ...

Đức Anh