Khuyến nghị mua cổ phiếu VPB (VPBank) với targer 57.100 đồng/cp (Upside 71,5%)

Cập nhật: 05:11 | 03/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Chứng khoán MB (MBS) vừa đưa ra báo cáo phân tích cho cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Bằng phương pháp thu nhập thặng dư (RI) và định giá tương đối (so sánh P/B và P/E), MBS khuyến nghị mua cổ phiếu VPB với giá mục tiêu 57.100 đồng/cp.

Luận điểm đầu tư VPB

Kế hoạch kinh doanh tham vọng từ nền tảng vốn tăng trưởng mạnh mẽ. VPBank đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2022 với mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ toàn diện. Ngoài kế hoạch LNTT 29.662 tỷ đồng (+107% so với thực hiện 2021), tăng trưởng tín dụng mục tiêu năm 2022 của ngân hàng là 35%, trong đó động lực chủ yếu đến từ mảng cho vay bán lẻ bao gồm KHCN và SME của ngân hàng mẹ. MBS cho rằng điều này hoàn toàn có cơ sở khi mà hiện tại mức CAR của ngân hàng này đã đạt 15,3% vào cuối quý 1/2022 và đạt tăng trưởng tín dụng hơn 8,6% trong quý.

1541-vpbank
Khuyến nghị mua cổ phiếu VPB (VPBank) với targer 57.100 đồng/p (Upside 71,5%)

Tăng trưởng vững chắc từ các khối chiến lược trong bối cảnh quy mô và trải nghiệm khách hàng được nâng cao nhờ chuyển đổi số. Tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ tại ngân hàng mẹ đạt 10,3%, đóng góp chủ yếu từ các khối chiến lược (RB và SMEs) song hành cùng tăng trưởng huy động 11,5%, giúp đảm bảo tốt các tỷ lệ an toàn thanh khoản. Chuyển đổi số được xem là yếu tố then chốt trong quá trình tăng trưởng vượt bậc của các khối RB và SMEs, giúp ngân hàng này không chỉ gia tăng nhanh chóng quy mô tập khách hàng mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động. Hiện nay, tổng số khách hàng VPBank (cả ngân hàng mẹ và các công ty con) đã cán mốc gần 20 triệu khách hàng. Số lượng khách hàng mới đăng ký sử dụng dịch vụ qua kênh số hóa trong quý 1 đạt 90%, tăng 13% so với thời điểm cuối năm 2021. Ngoài ra, việc liên tiếp cho ra đời các sản phẩm số hóa mang tính sáng tạo đã giúp gia tăng đáng kể trải nghiệm người dùng với các dịch vụ số hóa của ngân hàng.

Mảng cho vay tiêu dùng bước đầu hồi phục và đóng góp vào kết quả kinh doanh chung. Trong quý 1/2022, ước tính FE Credit đã ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng dương so với cuối năm 2021 và đóng góp 6% trong tổng LNTT hợp nhất của VPBank. FE Credit có cơ sở vững vàng để hoàn thành kế hoạch kinh doanh với LNTT đạt từ 5.000-6.000 tỷ đồng trong năm 2022 bên cạnh việc ghi nhận các khoản hoàn nhập dự phòng trong năm 2021 khi các khoản nợ của người đi vay dần được cải thiện trong điều kiện nền kinh tế hồi phục, đồng thời tăng trưởng tín dụng của công ty tài chính số 1 Việt Nam cũng sẽ bứt phá trong năm nay khi nhu cầu bị nén lại khá nhiều do đại dịch.

0919-11
Lợi nhuận trước thuế quý 1/2016 – quý 1/2022. Nguồn: VPB, MBS Tổng hợp

Thu nhập ngoài lãi tăng đột biến nhờ khoản phí hỗ trợ từ hợp đồng banca với AIA. Kết quả kinh doanh quý 1/2022 của VPBank có nhiều điểm nhấn, trong đó phải kể đến việc ghi nhận khoản phí hỗ trợ từ hợp đồng bancassurance với AIA giúp thu nhập ngoài lãi của ngân hàng này tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2021. Điều này không chỉ giúp gia tăng kết quả kinh doanh của ngân hàng trong năm 2022, mà còn cho thấy cam kết cao của VPBank trong việc cung cấp toàn diện các dịch vụ tài chính tới khách hàng của mình. Kể từ khi ký kết thỏa thuận lần đầu năm 2017, VPBank luôn nằm trong nhóm các ngân hàng có doanh số bán bảo hiểm nhân thọ cao nhất và trong quý 1 vừa qua đang đứng thứ 6 toàn thị trường. Cho đến nay, hoạt động phân phối bảo hiểm AIA đã được triển khai ở 237 chi nhánh của VPBank.

1058-3
Thu nhập hoạt động của VPB. Nguồn: VPB, MBS Tổng hợp

Duy trì hiệu quả hoạt động hàng đầu ngành. Hiệu quả hoạt động tiếp tục là yếu tố nổi bật trong kết quả kinh doanh quý 1/2022 của VPBank khi đạt mức thấp kỷ lục 16,4%. Điều này đạt được nhờ đóng góp của khoản phí hỗ trợ từ hợp đồng bancassurance giúp TOI tăng trưởng mạnh. Nếu loại bỏ khoản phí ghi nhận một lần này, CIR hợp nhất đạt 23,4%, tương đương với mức thấp trong quý 4/2021. Điều này cho thấy VPBank vẫn duy trì hiệu quả hoạt động rất cao so với các ngân hàng khác và sẽ tiếp tục tối ưu CIR thông qua số hóa và tự động hóa. MBS dự phóng mức CIR của ngân hàng sẽ đạt 24,5% trong năm 2022 với kỳ vọng ngân hàng gia tăng mạnh OPEX trong năm nhằm thực hiện chiến lược mở rộng các mảng kinh doanh. Ngoài ra, ROA và ROE cũng tăng trưởng mạnh lên mức 3,9% và 26% trong quý 1/2022 so với mức chỉ 2,5% và 19,8% của năm 2021.

Định giá

MBS định giá cổ phiếu VPB với mức giá mục tiêu 57.100 đồng/cp dựa trên 2 phương pháp thu nhập thặng dư (RI) và định giá tương đối (so sánh P/B và P/E). MBS sử dụng chi phí sử dụng vốn cổ phần (Re) ở mức 13,5% cho phương pháp RI và mức P/B 2,0x cũng như P/E 11,8x cho phương pháp định giá tương đối (so sánh P/B và P/E).

Theo đó, MBS lặp lại khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VPB với mức giá mục tiêu 57.100 đồng/cp (+71,5% upside) dựa trên: (i) kế hoạch kinh doanh tham vọng từ nền tảng vốn tăng trưởng mạnh mẽ; (ii) thu nhập ngoài lãi tăng đột biến nhờ khoản phí hỗ trợ từ hợp đồng banca với AIA; (iii) mảng cho vay tiêu dùng hồi phục mạnh mẽ và đóng góp đáng kể vào KQKD chung; (iv) hiệu quả hoạt động được nâng lên tầm cao mới; (v) quy mô và trải nghiệm khách hàng được nâng cao nhờ chuyển đổi số.

Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên 2/6, cổ phiếu VPB đang giao dịch quanh mức 30.250 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt hơn 9 triệu đơn vị.

1252-vpb
Diễn biến giá cổ phiếu VPB thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)
Đạt Phương (DPG) chi hàng chục tỷ đồng chia cổ tức 2021

CTCP Tập đoàn Đạt Phương (HOSE – Mã: DPG) sẽ chốt danh sách cổ đông chia cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt với ...

Phiên giao dịch ngày 3/6/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ...

Tin tức chứng khoán 17h00' hôm nay 2/6/2022: HVN, EAD, APS, OPC, HDG, AFX

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin cập nhật và gửi đến quý độc giả những tin tức chứng khoán nổi ...

Thiện Nhân

Tin liên quan