Khuyến nghị khả quan cổ phiếu PVD (PV Drilling) với target 26.100 đồng

Cập nhật: 09:34 | 12/08/2021 Theo dõi KTCK trên

Bất chấp những khó khăn ngoài dự kiến trong năm 2021, triển vọng kinh doanh của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí - PV Drilling (HOSE: PVD) vẫn được đánh giá khả quan (đặc biệt từ năm 2022 trở đi khi hiệu suất sử dụng/giá thuê giàn JU dự kiến phục hồi và giàn TAD bắt đầu hoạt động trở lại).

PV Drilling ước lãi 100 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm

Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí - PV Drilling (HOSE: PVD) vừa qua đã công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý II/2021 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 trong đó riêng doanh thu thuần quý II/2021 chỉ đạt 1.112 tỷ đồng - giảm 24% so với cùng kỳ; giá vốn hàng bán giảm 29% nên lãi gộp đạt 112 tỷ đồng tăng 96% so với quý II/2020. Biên lãi gộp đạt 10% trong khi cùng kỳ chỉ là 4%.

Trong kỳ, chi phí tài chính và chi phí bán hàng chỉ giảm nhẹ trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh từ 66 tỷ đồng lên 131 tỷ đồng do trích lập chi phí dự phòng 35 tỷ đồng.

Ngoài ra, công ty cũng ghi nhận thêm 37 tỷ đồng lãi từ hoạt động khác nên kết quả, lợi nhuận sau thuế quý đạt 43 tỷ đồng - giảm 86% 19% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế công ty mẹ chỉ là 8 tỷ đồng - giảm 86% YoY.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, PVD ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.662 tỷ đồng - giảm 47% so với cùng kỳ, LNST âm 67 tỷ đồng trong đó công ty mẹ chịu lỗ 95 tỷ đồng.

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2021, HĐQT PV Drilling dự kiến trình kế hoạch doanh thu hợp nhất 2021 đạt 4.400 tỷ đồng - giảm 16% so với thực hiện năm trước; lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 25 tỷ đồng - giảm 87%.

Ngân sách đầu tư năm 2021 của doanh nghiệp là 445 tỷ đồng (chủ yếu đầu tư công tác chuẩn bị giàn PV Drilling V cho chiến dịch khoan với khách hàng Brunei Shell Petroleum Company Sendirian Berhad (BSP) trong quý III/2021). Hợp đồng cho thuê giàn khoan BSP gồm 6 năm chắc chắn và 4 năm tùy chọn.

Được biết, sau khi kết thúc chương trình khoan tại Malaysia, PVD đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ khoan cho Kris Energy tại Campuchia, triển khai từ tháng 10/2020, hợp đồng này mở đầu cho hành trình tiến vào thị trường Campuchia của PV Drilling.

Đáng chú ý mới đây vào ngày 4/6/2021, Kris Energy đã thông báo không có khả năng thanh toán các khoản nợ và sẽ tiến hành thanh lý. Kris Energy đã có đơn trình lên tòa án xin phá sản và sẽ bán tài sản để trả nợ. Đối tác mà PV Drilling ký hợp đồng là KrisEnergy Cambodia, liên doanh giữa KrisEnergy Singapore và Chính phủ Campuchia trong đó Kris Energy nắm đến 95% liên doanh.

Tính đến cuối tháng 6/2021, PVD đang có tổng tài sản 20.638 tỷ đồng - giảm nhẹ so với đầu năm; lượng tiền đầu tư tài chính dài hạn giảm về mức 894 tỷ đồng; hàng tồn kho cũng giảm 26% về còn 713 tỷ đồng. Trong khi đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 15% lên 2.241 tỷ đồng.

Báo cáo hợp nhất của PVD có thể hiện khoản công nợ với KrisEnergy Cambodia là 95 tỷ đồng - chiếm hơn 7% khoản phải thu khách hàng ngắn hạn; PV Drilling đã phải trích lập dự phòng bổ sung thêm 28,5 tỷ đồng cho khoản phải thu này khiến lợi nhuận giảm.

PV Drilling (PVD): Trích lập dự phòng lớn khiến lãi ròng quý 2 chỉ đạt 8 tỷ đồng giảm 86% so với cùng kỳ - Ảnh 2.

Trong báo cáo phân tích mới được Chứng khoán VNDirect cập nhật, công ty này cho rằng, hiệu suất sử dụng giàn JU đang trên đà hồi phục trong nửa cuối 2021 khi theo thông tin từ ĐHCĐ công ty năm 2021, cả 4 giàn khoan JU đã ký hợp đồng cho các chương trình khoan trong 6 tháng cuối năm trong đó PVD III dự kiến sẽ hoạt động tại Malaysia từ tháng 10 với hợp đồng dài hạn cho Repsol.

Ngoài ra, PVD cũng đang tích cực tham gia đấu thầu các dự án khoan trong năm 2022 tại Malaysia và Thái Lan. Trong khi đó, giàn PVD V (giàn TAD) bị dời kế hoạch tái khởi động từ quý III/2021 sang quý IV/2021 do tình hình dịch bệnh phức tạp. Bất chấp những khó khăn ngoài dự kiến trong năm 2021, ctriển vọng của công ty vẫn khả quan, đặc biệt từ năm 2022 trở đi khi hiệu suất sử dụng/giá thuê giàn JU dự kiến phục hồi và giàn TAD bắt đầu hoạt động trở lại.

VND giảm dự phóng EPS 2021 xuống 47,9% để phản ánh giá thuê giàn JU thấp hơn dự kiến, sự chậm trễ trong việc khởi động giàn TAD và dự phòng nợ phải thu khó đòi. Tuy nhiên, Công ty chứng khoán VND cho rằng, những khó khăn trong 6 tháng đầu năm 2021 phần lớn đã được phản ánh vào giá. Theo đó, giá cổ phiếu PVD trong thời gian tới sẽ phản ánh: Tâm lý thị trường tích cực hơn đối với sự phục hồi mạnh mẽ của giá dầu và triển vọng công ty được củng cố khi giàn TAD tái khởi động và hiệu suất sử dụng giàn JU cải thiện.

Do đó, VND duy trì khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu PVD với giá mục tiêu 26.100 đồng dựa theo P/B mục tiêu 2021 - 2023 là 0,8 lần. Động lực tăng giá là giá dầu cao hơn. Rủi ro giảm giá là giá dầu thấp hơn dự kiến và sự chậm trễ trong việc khởi động giàn TAD

Dòng tiền tự doanh CTCK mua ròng trở lại phiên VN-Index mất mốc 1.360 điểm

Trong phiên nhóm cổ phiếu chứng khoán và bất động sản giảm mạnh và kéo VN-Index về dưới mốc 1.360 điểm, dòng tiền khối tự ...

Tin tức mua bán cổ phiếu tâm điểm ngày 12/8/2021: VNM, PTL, KDC, HAH, DIG, NED

Những thông tin mua bán cổ phiếu tâm điểm như VNM, PTL, KDC, HAH, DIG, NED,... được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán ...

Các doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức ngày 12 - 13/8/2021

Trong các ngày 12 - 13/8/2021, các doanh nghiệp như PAC, CKD, GMD, TID, GHC, HDA, PSW sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông ...

Quốc Trung

Tin liên quan