Khối ngoại nối dài mua ròng hơn 1.000 tỷ đồng tuần 13-17/6, gom mạnh HPG "dưới đáy"

Cập nhật: 09:30 | 18/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Về giao dịch của khối ngoại, họ có tuần mua ròng tới hơn 1.000 tỷ đồng, đây cũng là tuần 2 quỹ ETF FTSE và ETF VNM thực hiện cơ cấu danh mục cho quý II/2022. Cổ phiếu thép HPG cũng được khối này gom mạnh mẽ.

Đóng cửa phiên 17/6, VN-Index khép lại tuần giảm mạnh nhất trong 1 tháng với mức giảm 5,2% tương ứng 66,78 điểm. Trong tuần chỉ số có lúc đã xuyên thủng mốc 1.200 tuy nhiên lực cầu bắt đáy đã xuất hiện giúp chỉ số hồi phục để chốt tuần tại mức 1.217,3 điểm.

Thị trường đã có diễn biến phân hóa khá rõ nét trong tuần. Trong khi các nhóm cổ phiếu dầu khí, điện, thủy sản ghi nhận diễn biến tích cực với nhiều cổ phiếu tăng trên 10% thì nhiều nhóm cổ phiếu quan trọng của thị trường như bất động sản, chứng khoán và ngân hàng lại chịu áp lực giảm mạnh, xuất hiện nhiều mã giảm từ 25 - 30% trong tuần.

Về giao dịch của khối ngoại, họ có tuần mua ròng tới hơn 1.000 tỷ đồng, đây cũng là tuần 2 quỹ ETF FTSE và ETF VNM thực hiện cơ cấu danh mục cho quý II/2022.

0031-kn186
Khối ngoại nối dài mua ròng hơn 1.000 tỷ đồng tuần 13-17/6, gom mạnh HPG "dưới đáy"

Trên sàn HOSE, khối ngoại vẫn duy trì xu hướng mua ròng tuần thứ 3 liên tiếp, tập trung qua giao dịch khớp lệnh với giá trị 1.039 tỷ đồng.

Thống kê giao dịch theo từng mã, anh cả ngành thép cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát là mã thu hút dòng tiền ngoại tích cực nhất trong tuần với hơn 448 tỷ đồng mua ròng, trong đó giá trị giao dịch chủ yếu được ghi nhận trong hai phiên cuối tuần. Trong tuần qua, HPG có nhịp giảm 10,2% xuống 23.200 đồng/cp, thuộc Top3 có ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index.

Bên cạnh đó, khối ngoại cũng tập trung mua ròng hai bluechips là GAS và MWG với giá trị lần lượt là 198 tỷ và 170 tỷ đồng. Dòng tiền ngoại cũng giải ngân vào một số nhóm ngành khác, như DPM (160 tỷ đồng), VHM (129 tỷ đồng), GMD (119 tỷ đồng), VGC (119 tỷ đồng), DCM (113 tỷ đồng), NLG (103 tỷ đồng) và HDB (96 tỷ đồng).

Chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ FUEVFVND chịu áp lực rút ròng lớn nhất với 274 tỷ đồng trong tuần. Một chứng chỉ quỹ khác là E1VFVN30 cũng thuộc Top10 bán ròng với quy mô rút vốn là 40 tỷ đồng.

Mặc dù mua ròng DPM và DCM, khối ngoại lại bán ròng 269 tỷ đồng cổ phiếu DGC của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang. Mã này nói chung ghi nhận giao dịch khá tích cực từ giữa tháng 5 đến nay sau giai đoạn giảm mạnh, do đó dòng tiền trên thị trường có xu hướng chốt lời.

Duy nhất đại diện ngành ngân hàng là MBB góp mặt trong top bị khối ngoại bán ròng với quy mô 230 tỷ đồng. Một số mã được NĐT nước ngoài bán ròng nhẹ hơn bao gồm NVL (92 tỷ đồng), REE (66 tỷ đồng), NT2 (63 tỷ đồng), KDC (41 tỷ đồng) và NKG (39 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào 146,86 tỷ trong khi bán ra 102,43 tỷ đồng, theo đó khối này gom ròng 44,42 tỷ đồng.

Cụ thể, các nhà đầu tư ngoại có động thái mua ròng 35 tỷ đồng cổ phiếu HUT của Tasco bất chấp diễn biến giảm mạnh của cổ phiếu. Cụ thể mã này có nhịp giảm gần 22,3% so với tuần trước đó và là một trong 3 mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên HNX-Index.

Kế tiếp, nhóm này cũng rót ròng vào các mã PVS (27 tỷ đồng), CEO (17 tỷ đồng), TNG (14 tỷ đồng), trước khi mua gom nhẹ hơn các mã PVI, MBG, IVS, HLD, SD5,…

Chiều ngược lại, cổ phiếu SHS của Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội dẫn đầu với giá trị bán ròng 42 tỷ đồng. Đây cũng là lực cản lớn nhất trên sàn HNX tuần vừa qua khi riêng mã này đã khiến chỉ số sàn HNX mất 0,76%. Nối tiếp, các mã bị NĐT ngoại rút ròng dưới 10 tỷ đồng có THD, IDC, NVB, BVS,…

Trên sàn UPCoM, khối ngoại vẫn chưa chấm dứt xu hướng mua ròng khi tiếp tục giải ngân ròng hơn 205 tỷ đồng, dù quy mô giải ngân đã giảm 45% so với tuần trước đó.

Đồng pha với với xu hướng giải ngân tuần trước, khối này tiếp tục gom ròng 254 tỷ đồng cổ phiếu BSR của Lọc Hoá dầu Bình Sơn trong tuần này. Quy mô rót vốn bỏ xa các mã còn lại trong danh mục. Ngoài ra, NĐT nước ngoài mua ròng tại các mã khác với giá trị không quá 40 tỷ đồng với một số cái tên quen thuộc như ACV, VTP, CLX, SIP,…

Ngược lại, giao dịch bán ròng của khối này tập trung tại hai cổ phiếu IDP và ABC với giá trị bán ròng lần lượt là 63 tỷ và 47 tỷ đồng. Theo quan sát, đây là hai cổ phiếu có thanh khoản èo uột và thường xuyên không có giao dịch. Danh mục bán ròng kế tiếp có sự xuất hiện của LTG, BDT, VOC,...

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Điểm mặt 64 mã chứng khoán không được giao dịch ký quỹ trên HOSE: TDH bị kiểm soát đặc biệt

Theo quy định, việc bị xếp vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ này, nhà đầu tư sẽ không ...

Tin tức chứng khoán 9h00' hôm nay 18/6/2022: VGL, HIG, ALV, CKG, MAC

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin cập nhật và gửi đến quý độc giả những tin tức chứng khoán mới ...

Tự doanh mua dòng nhẹ phiên VN-Index giảm điểm cuối tuần

Phiên giao dịch cuối tuần qua, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 10 tỷ đồng trên thị trường cổ phiếu và 34 ...

Linh Đan