Gọi vốn không khó, cái khó là gọi rồi phải trả được

Cập nhật: 10:01 | 23/07/2020 Theo dõi KTCK trên

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa được định hình, đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải khắt khe hơn với phương án trả nợ trước khi tính việc tận dụng dòng vốn dễ vay này.

4921 loi tuc
Gọi vốn không khó, cái khó là phải làm ra để trả

Đẩy mạnh phát hành trái phiếu hút vốn

SSI Research cho biết, trong 6 tháng qua, tổng lượng TPDN phát hành ước tính ở mức 159.000 tỷ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019. Thực tế, con số này có thể còn cao hơn do các thông tin phát hành vẫn đang được công bố.

Tổng lượng TPDN lưu hành ước khoảng 783.000 tỷ đồng, tương đương 12,8% GDP lũy kế 12 tháng gần nhất. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng bình quân 45%/năm giai đoạn từ 2017 đến tháng 6/2020.

Không chỉ tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp TPDN cũng rất sôi động.

Cụ thể, lượng TPDN niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM (HOSE) đã tăng từ 14.200 tỷ đồng (năm 2017) lên gần 36.000 tỷ đồng (tại ngày 30/6/2020), tương ứng tỷ lệ tăng trưởng bình quân 45%/năm; thanh khoản thị trường cải thiện với giá trị giao dịch tăng trung bình 80%/năm từ 2017 đến nay, nhưng hiện vẫn ở mức khá khiêm tốn, bình quân khoảng 3.200 tỷ đồng/tháng.

Giao dịch qua các đại lý (công ty chứng khoán, ngân hàng) vẫn chiếm đa số. Không chỉ làm trung gian phân phối, các quỹ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp gia tăng đáng kể số mở mới và cả tài sản quản lý.

Báo cáo thường niên của Công ty Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) cho biết, TCBS chiếm 82,4% thị phần giao dịch TPDN trên HOSE, đã phân phối (bán lẻ) cho nhà đầu tư cá nhân hơn 30.000 tỷ đồng TPDN trong năm 2019, tăng 47% so với năm 2018.

Khảo sát mức lãi suất của các công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại, lãi suất TPDN trên thị trường thứ cấp thường thấp hơn từ 2-2,5%/năm so với thị trường sơ cấp; nằm trong khoảng 7,5-10,5%/năm.

So với lãi suất tiền gửi cạnh tranh nhất, lợi tức TPDN cao hơn từ 0,8-1,7%/năm. Bản thân mức độ dao động của lãi suất tiền gửi giữa các ngân hàng thương mại cũng rất rộng, khi các ngân hàng thương mại nhỏ huy động với lãi suất cao hơn nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước từ 1-2%/năm.

Bởi vậy, nếu so với lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại lớn, lợi tức TPDN có thể cao hơn từ 1,8-4%/năm tùy từng kỳ hạn.

Phát hành TPDN hay cổ phần còn giúp các công ty bất động sản có thể mở rộng tìm kiếm các đối tác ngoại có tiềm lực, từ đó vừa có được dòng vốn tốt, vừa học tập kinh nghiệm quản trị, phát triển sản phẩm…

Quan trọng là đảm bảo khả năng thanh toán

Để có vốn kinh doanh trong bối cảnh nhiều ngân hàng hạn chế dòng vốn tín dụng chảy vào bất động sản, các doanh nghiệp địa ốc tìm cách hút vốn mạnh qua phát hành trái phiếu.

Trong khi đó, quy định pháp luật có nhiều thay đổi mang tính cởi trói cho hoạt động huy động vốn bằng TPDN, giúp hoạt động này nở rộ.

Tuy nhiên, việc mở cơ chế mở cho việc gọi vốn qua trái phiếu đang khiến thị trường này đối mặt với nhiều rủi ro khi xuất hiện hiện tượng doanh nghiệp liên tục phát hành trái phiếu mà không gắn với nhu cầu huy động vốn cho sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp phát hành vượt quá quy mô vốn chủ sở hữu…, tiềm ẩn rủi ro lớn cho cả doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư mua trái phiếu.

Đó là chưa kể việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất quá cao cũng gây nguy cơ phá vỡ mặt bằng lãi suất trên thị trường.

Thực tế, chỉ trong thời gian ngắn vừa qua, Bộ Tài chính đã liên tiếp “rút thẻ vàng” đối với hoạt động phát hành trái phiếu của nhiều doanh nghiệp.

Thậm chí trong Luật Doanh nghiệp mới được Quốc hội thông qua, đề xuất chỉ cho phép nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia thị trường TPDN của cơ quan này đã trở thành quy định chính thức.

Do đó, cần thiết phải có quy định về phạm vi giao dịch TPDN riêng lẻ để đảm bảo hạn chế rủi ro.

Theo đại diện CTCP Phát triển bất động sản Phát Đạt (mã PDR), thị trường trái phiếu được định hướng phát triển thành một trong những kênh huy động vốn cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế, thay thế dần cho kênh tín dụng.

Các doanh nghiệp niêm yết lựa chọn ênh huy động từ trái phiếu như một công cụ đắc lực để gia tăng vốn đầu tư và phát triển.

Không phủ nhận vẫn còn những “hạt sạn” trong việc phát hành trái phiếu, nhưng đó là với những doanh nghiệp chưa đủ năng lực tài chính, còn về cơ bản, với những doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững, minh bạch trong quản trị, điều hành…, việc chậm trễ thanh toán trái phiếu thường không gặp khó khăn gì.

Giao dịch trong ngày và những điều nhà đầu tư cần nắm rõ

Muốn giao dịch trong ngày thành công, nhà đầu tư cần có chiến lược giao dịch có thể kiếm được lợi nhuận. Nhà đầu tư ...

Ngân hàng cần một mô hình quản lý mới?

Hãy thường xuyên chia sẽ chi tiết về tầm nhìn, khát vọng cũng như mục tiêu của tổ chức. Không chỉ là hiện tại ‘đang ...

Phương pháp định giá cổ phiếu bất động sản

Doanh nghiệp phát triển bất động sản (BĐS) thường có dòng tiền và lợi nhuận không ổn định do đó nếu sử dụng phương pháp ...

Lưu Lâm