TP. HCM:

Giải cứu những "tập đoàn" bất động sản tồn kho?

Cập nhật: 09:38 | 11/05/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Lượng hàng tồn kho bất động sản tăng lên sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế TP. HCM nói chung...

Hiện TP. HCM có khoảng 15.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Trong số gần 9.000 doanh nghiệp lớn của thành phố, số doanh nghiệp bất động sản chiếm đến hơn 30%. Tuy chỉ chiếm 2% trong tổng số doanh nghiệp đăng ký tại thành phố nhưng doanh nghiệp bất động sản lại chiếm hơn 70% tổng vốn đăng ký và đóng góp đến 80% đối với khu vực kinh tế tư nhân tại đây.

giai cuu nhung tap doan bat dong san ton kho

Dù có vị thế quan trọng như vậy, nhưng doanh nghiệp bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn và cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt hơn. Tăng trưởng bình quân của lĩnh vực bất động sản trong giai đoạn 2015 - 2019 chỉ đạt 4,3%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng GRDP và hiện nay tỷ trọng đóng góp trong GRDP cũng thuộc hàng thấp nhất trong 9 ngành dịch vụ chủ yếu của thành phố.

Điều đáng quan ngại là đến cuối năm vừa qua, tổng giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán lên đến 223.474 tỷ đồng, tăng 38% so với một năm trước đó. Trong số này có đến 24 doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho trên 1.000 tỷ đồng; có 4 tập đoàn có giá trị hàng tồn kho từ 4.200 tỷ đồng đến 7.397 tỷ đồng. Riêng 2 tập đoàn hàng đầu chiếm 63% tổng tồn kho toàn thị trường.

Như vậy, có thể thấy, lượng hàng tồn kho bất động sản tăng lên sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Hàng tồn kho nằm trong nhóm dự án vướng mắc về pháp lý, bị dừng triển khai, không ra được sản phẩm làm tăng gánh nặng chi phí, lãi vay ngày càng lớn. Còn hàng tồn kho đã ra thành phẩm nhưng chưa bán được sẽ làm mất tính thanh khoản, có thể dẫn đến nguy cơ phá sản.

Hầu hết doanh nghiệp bất động sản niêm yết đều có kết quả kinh doanh sụt giảm do không bán được hàng hoặc không có hàng để bán. Kết thúc năm tài chính 2019, đa số các DN địa ốc niêm yết có mức tăng trưởng doanh thu bình quân 7% và lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 11%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng 47% của năm 2018.

Nhận định về thực trạng này, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM - HoREA cho rằng, tồn kho bất động sản đang và sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế nếu hàng tồn kho đó là bán thành phẩm như do vướng mắc về pháp lý nên dự án bị dừng triển khai; không ra được sản phẩm làm tăng gánh nặng chi phí, lãi vay… giống như doanh nghiệp bất động sản tại thành phố đang gặp phải. Từ năm 2017 đến nay, tại TP. HCM có 158 dự án, mặt bằng kinh doanh có sử dụng đất công thuộc diện phải tạm dừng để rà soát.

Theo đó, để giải quyết một phần những bất cập trên, đồng thời tạo điện kiện để lưu thông, tiêu thụ các dòng sản phẩm bất động sản trên địa bàn, mới đây, UBND TP. HCM đã giao Sở Xây dựng tham mưu giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án nhà ở xã hội, các dự án phân khúc bình dân, giá thấp đang khó khăn; Báo cáo tình hình triển khai các dự án nhà ở sinh viên đầu tư từ ngân sách Nhà nước, các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn và đề xuất chuyển đổi sang nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp nếu khai thác không hiệu quả.

“Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện quy định về đầu tư kinh doanh bất động sản, các dự án bất động sản có vi phạm về xây dựng, các dự án không thực hiện bảo lãnh trong kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai, các dự án chưa nghiệm thu chất lượng công trình đã đưa vào sử dụng”, UBND TP. HCM chỉ đạo.

Đối với các dự án đã có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư trước thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 23/4/2019, đặc biệt là các dự án bất động sản cao cấp, UBND TP. HCM giao Sở TN&MT kiểm tra. Nếu dự án nào không triển khai, để đất hoang hoá hoặc chậm triển khai thì kiên quyết thu hồi.

Ngoài ra, Sở TN&MT phải công khai các dự án nhà ở chủ đầu tư đã thế chấp ngân hàng, các dự án chậm tiến độ do vướng mắc về pháp lý, các dự án chưa nộp tiền sử dụng đất, các chủ đầu tư chậm trễ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất cho người dân.

Theo thống kê của một đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản, trong quý I/2020, số lượng căn hộ chào bán lẫn tiêu thụ tại TP. HCM lần lượt giảm 18% và 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Các dự án cao cấp và hạng sang có mức giá ổn định, không thay đổi so với quý trước, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong bối cảnh nguồn cung hạn chế và giá tăng nhẹ thì tình hình tiêu thụ của phân khúc trung cấp vẫn tốt. Tuy nhiên, với tình hình dịch COVID-19 phức tạp từ giữa tháng 3 và lệnh cấm tụ tập đông người nghiêm ngặt hơn thì lượng quan tâm của người mua trong giai đoạn này cũng đã giảm nhiệt.

Bà Dương Thuỳ Dung – Giám đốc cấp cao của CBRE Việt Nam cho rằng, dịch COVID-19 kéo dài hơn sẽ tác động đến nguồn cầu từ nhóm khách mua để ở, mua để đầu tư và khách nước ngoài trong đó, việc ngừng các chuyến bay và thắt chặt cấp thị thực sẽ khiến khách nước ngoài khó tiếp cận thị trường bất động sản tại Việt Nam.

giai cuu nhung tap doan bat dong san ton kho

Lãnh đạo Sở Xây dựng: Không có chuyện nương tay đối với nhà xây không phép

KTCKVN - Ngày 9/5, Giám đốc Sở Xây dựng TP. HCM - ông Lê Hòa Bình đã ký văn bản số 4819/SXD-TT phản hồi thông tin ...

giai cuu nhung tap doan bat dong san ton kho

Doanh nghiệp địa ốc đặt mục tiêu doanh thu tăng 500% giữa mùa dịch

KTCKVN - Dịch COVID-19 đã làm đảo lộn kế hoạch kinh doanh doanh của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp bất động sản ...

giai cuu nhung tap doan bat dong san ton kho

"Thoi thóp" sàn môi giới bất động sản

KTCKVN - Trong quý I/2020, tỷ lệ hấp thục các dòng sản phẩm bất động sản chỉ đạt khoảng 14% so với tổng lượng sản ...

Yến Thanh

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm