Giá xăng dầu hôm nay 6/9/2021: Ghi nhận một tuần đầy biến động

Cập nhật: 06:53 | 06/09/2021 Theo dõi KTCK trên

Tuần qua, giá xăng dầu trên thị trường thế giới ghi nhận tuần nhảy múa "điên loạn". Dự báo lạc quan về nhu cầu tiêu thụ dầu thô của OPEC+ đã không thể giúp xoá bỏ thực tế tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang bị chậm lại bởi tác động của dịch Covid-19, và điều này đã khiến giá dầu hôm nay khép tuần với xu hướng giảm mạnh.

Giá xăng dầu hôm nay 4/9/2021: Tiếp đà giảm của phiên trước

Giá xăng dầu hôm nay 3/9/2021: Giá dầu tiếp đà giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 2/9/2021: Sụt giảm mạnh mẽ

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 30/8, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2021 đứng ở mức 69,10 USD/thùng, tăng 0,36 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2021 đứng ở mức 73,35 USD/thùng, tăng 0,65 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu ngày 30/8 tăng mạnh trong bối cảnh thị trường dầu thô ghi nhận đánh giá tích của Fed về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Mỹ.

5205-giaxangdau69
Giá xăng dầu tuần qua ghi nhận đầy biến động (Ảnh minh họa)

Trong bài phát biểu sau hội nghị Jackson Hole, Wyoming hàng năm của Fed, Chủ tịch FED khẳng định nền kinh tế Mỹ đã đạt được trạng thái tăng trưởng mà không còn cần nhiều sự hỗ trợ về chính sách.

Bài phát biểu của Chủ tịch FED Jerome Powell cũng một lần nữa khẳng định lạm phát đang ở mức ổn định xung quanh lãi suất mục tiêu 2% của FED và FED có đủ cơ sở để kiểm soát diễn biến của lạm phát. “Sự gia tăng lạm phát hiện tại là nhất thời và cuối cùng sẽ giảm xuống mức mục tiêu. Đây là một trong những yếu tố cần thiết trước khi việc tăng lãi suất xảy ra”, ông Powell nói.

Lo ngại về dịch Covid-19 phần nào cũng được hạ nhiệt, qua đó làm gia tăng kỳ vọng cải thiện nhu cầu tiêu thụ dầu thô thời gian tới, đồng thời tạo động lực thúc đẩy giá dầu hôm nay tiếp đà đi lên.

Giá dầu ngày 30/8 cũng được thúc đẩy bởi lo ngại nguồn cung dầu thô từ Vịnh Mexico bị gián đoạn bởi bão Ida. Theo nhà chức trách Mỹ, do ảnh hưởng của bão Ida, các công ty dầu mỏ hoạt động tại Vịnh Mexico đã phải tạm dừng khai thác 59% sản lượng dầu và 49% sản lượng khi đốt tự nhiên. Mức sản lượng bị sụt giảm được ghi nhận là hơn 1,6 triệu thùng.

Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu cũng bị hạn chế khi ở chiều hướng ngược lại, bão Ida cũng khiến một loạt các nhà máy lọc dầu ở New Orleans, bao gồm PBF, Phillips, Shell, Marathon và hai cơ sở của Valero phải đóng cửa hoặc giảm công suất.

Khi thông tin về hoạt động sản xuất của Trung Quốc yếu do tác động của dịch Covid-19, và cả dự báo về một mùa đông không quá khắc nghiệt ở châu Âu làm dấy lên lo ngại về khả năng tiêu thụ dầu thô, giá dầu ngày 1/9 đã quay đầu giảm mạnh.

Cụ thể, theo các dữ liệu được công bố, chỉ số nhà quản lý mua hàng phi sản xuất (PMI) không chính thức giảm xuống 47,5 điểm trong tháng 8, thấp hơn nhiều so với mức 53,3 điểm của tháng 7. Chỉ số sản xuất của Trung Quốc trong tháng 8/2021 cũng giảm xuống mức 50,1 điểm (trong tháng 7/2021, chỉ số này là 50,4 điểm.

Chịu áp lực kép từ cả 2 phía cung – cầu khiến giá dầu ngày 2/9 giảm mạnh. Tính đến đầu giờ sáng ngày 2/9, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2021 đứng ở mức 67,67 USD/thùng, giảm 0,65 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2021 đứng ở mức 70,97 USD/thùng, giảm 0,62 USD/thùng trong phiên.

Đà giảm của giá dầu thô chỉ bị chặn lại khi OPEC+ phát đi nhận định tích cực về triển vọng tiêu thụ dầu thô toàn cầu.

Cụ thể, kết thúc cuộc họp chính sách định kỳ ngày 1/9, OPEC+ đã thống nhất tiếp tục duy trì lộ trình tăng sản lượng khai thác 400.000 ngàn thùng/ngày mỗi tháng đến hết năm 2021.

Các chuyên gia của OPEC+ nhận định nhu cầu dầu thô toàn cầu phục hồi tốt hơn trong năm 2022, với mức tăng được dự báo là 4,2 triệu thùng thay vì mức tăng 3,28 triệu thùng/ngày được đưa ra trước đó.

Đặc biệt, giá dầu được thúc đẩy mạnh bởi dự báo cầu vượt cung trên thị trường dầu thô trong năm 2021. Tại Báo cáo của Uỷ ban kỹ thuật chung, OPEC+ cho rằng, năm 2021, thị trường dầu thô sẽ thiếu hụt khoảng 0,9 triệu thùng/ngày do nhu cầu dầu phục hồi nhanh hơn với nguồn cung.

Phản ứng trước thông tin trên, giá dầu ngày 3/9 đã tăng vọt. Tính đến đầu giờ sáng ngày 3/9, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2021 đứng ở mức 69,73 USD/thùng, giảm 0,26 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với đầu giờ sáng ngày 2/9, giá dầu WTI giao tháng 10/2021 đã tăng tới 2,06 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 11/2021 đứng ở mức 72,92 USD/thùng, giảm 0,62 USD/thùng trong phiên nhưng đã tăng 1,95 USD/thùng so với đầu giờ sáng ngày 2/9.

Áp lực giảm giá đối với dầu thô càng gia tăng khi OPEC+, sau cuộc họp chính sách định kỳ ngày 1/9, đã thống nhất tiếp tục duy trì lộ trình tăng sản lượng khai thác 400.000 ngàn thùng/ngày mỗi tháng đến hết năm 2021.

Khép tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2021 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 69,10 USD/thùng, giảm 0,89 USD/thùng trong phiên; trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 11/2021 đứng ở mức 72,45 USD/thùng, giảm 0,58 USD/thùng trong phiên.

Với những diễn biến như trên, giá dầu ngày 5/9 ghi nhận dự báo giá dầu tuần tới sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm giá lớn khi nhiều quốc gia đã tuyên bố mở rộng vùng có nguy cơ cao và tái áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.

Tại thị trường trong nước, chiều ngày 26/8, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

- 607 đồng/lít

19.891 đồng/lít

Xăng RON95-III

- 550 đồng/lít

21.131 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

- 506 đồng/lít

15.667 đồng/lít

Dầu hỏa

- 417 đồng/lít

14.762 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

- 350 đồng/kg

15.055 đồng/kg

Mức giá trên chính thức có hiệu lực từ 15h ngày 26/8.

Linh Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm