Giá xăng dầu hôm nay 30/6/2022: Thị trường trong nước điều chỉnh giảm?

Cập nhật: 06:39 | 30/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Bộ Công Thương cho biết, hiện giá xăng nhập khẩu từ Singapore đang có xu hướng giảm, điều này được kỳ vọng giảm giá xăng trong kỳ điều chỉnh ngày 1/7 tới.

Doanh nghiệp vận tải dần "kiệt sức" khi giá xăng dầu liên tục lập đỉnh

Xuất nhập khẩu xăng dầu bật tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2022

Giá xăng có thể giảm trong kỳ điều chỉnh tới (1/7)?

Ngày 1/7 tới là chu kỳ điều hành của giá xăng dầu. Theo dữ liệu từ Bộ Công Thương, giá xăng bình quân trên thị trường Singapore đến ngày 24.6 (so với thời điểm ngày 21/6) giảm, với RON 92 giá là 146,82 USD một thùng, còn RON 95 là 153.4 USD mỗi thùng, dầu DO là 171,77 USD mỗi thùng.

Theo các chuyên gia, giá xăng nhập cũng dao động theo giá dầu thô toàn cầu. Vừa qua, giá dầu đã giảm nhiệt, không còn trên mức 120 USD/thùng mà thường dao động ở mức 105-111 USD/thùng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nguyên nhân, người dân các nước giảm tiêu thụ xăng dầu do giá quá cao. Việc tăng lãi suất ở các nền kinh tế chủ chốt đã gia tăng sức mạnh đồng USD và làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu đã khiến giá dầu hạ nhiệt.

Theo Bộ Tài chính, thuế trong giá xăng E5RON92 chiếm tỉ trọng khoảng 23,4%, trong xăng RON95 khoảng 24,1% và trong dầu diesel khoảng 12,7% (với mức thuế BVMT đang được giảm 50%). Để góp phần giảm giá xăng dầu, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục điều chỉnh mức thuế BVMT đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết 31/12/2022.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, đề xuất giảm thuế BVMT với mức 1.000 đồng/lít cho mặt hàng xăng là hợp lý. Việc cắt giảm thuế BVMT thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên có thể thực hiện được ngay trong tháng 7/2022.

Tại kỳ điều chỉnh gần đây nhất (21/6), Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, Liên Bộ quyết định tiếp tục không trích lập Quỹ BOG đối với các loại xăng, dầu diesel và dầu hỏa; trích lập Quỹ BOG đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg (như kỳ trước). Chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu đối với dầu diesel ở mức 400 đồng/lít (như kỳ trước) và tăng chi Quỹ BOG đối với dầu hỏa ở mức 400 đồng/lít (kỳ trước chi 300 đồng/lít).

Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 31.302 đồng/lít; giá xăng RON95 không cao hơn 32.873 đồng/lít; giá dầu diezen 0.05S không cao hơn 30.019 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 28.785 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 20.735 đồng/kg.

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 185 đồng/lít

31.302 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 498 đồng/lít

32.873 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 999 đồng/lít

30.019 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 946 đồng/lít

28.785 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 378 đồng/kg

20.735 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 21/6. Như vậy, giá xăng dầu đã có đợt tăng 7 liên tiếp và liên tục thiết lập kỷ lục mới.

Áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga sẽ làm rung chuyển thị trường

Châu Âu và Hoa Kỳ đang ráo riết cấm vận, cấm nhập khẩu dầu của Nga và tìm mọi cách để cắt nguồn thu quan trọng của Điện Kremlin. Nhưng kế hoạch đã không thành công, theo CNN.

Các nguồn tin của phương Tây và cả của Nga cho đến nay đều cho thấy một thực tế là Chính phủ Nga đang kiếm được nhiều tiền từ xuất khẩu năng lượng. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, doanh thu xuất khẩu dầu của Nga đã tăng 1,7 tỷ USD trong tháng 5 lên khoảng 20 tỷ USD. Con số này cao hơn nhiều so với mức trung bình năm 2021 là khoảng 15 tỷ đô la.

Trong khi đó, khủng hoảng năng lượng đang diễn ra trên toàn cầu kể từ khi Nga gây ra cuộc chiến ở Ucraine và Mỹ và phương Tây tăng cường các biện pháp trừng phạt, cấm vận Nga với mục tiêu đánh vào nguồn thu dầu mỏ của Nga, mà phương Tây cho là công cụ hỗ trợ chiến tranh.

Kể từ đó, lạm phát gia tăng trên toàn cầu, gây thêm áp lực cho chính Mỹ và các nước Châu Âu.

Nhưng xuất khẩu sang châu Á tăng đã giúp Nga bù đắp những thiệt hại từ phương Tây. Trung Quốc nhập khẩu 2 triệu thùng dầu mỗi ngày của Nga, nhập khẩu của Ấn Độ cũng tăng đột biến, dao động gần 900.000 thùng/ngày trong tháng Năm.

Nhà phân tích của CNN cho rằng, Hoa Kỳ có thể trừng phạt các quốc gia tiếp tục làm ăn với Nga, nhưng điều đó sẽ gây ra sự hỗn loạn hơn nữa trên thị trường dầu mỏ, trong khi giá xăng dầu vẫn ở gần mức cao kỷ lục. Và nếu Trung Quốc và Ấn Độ phải tìm nguồn thay thế cho dầu thô của Nga, giá dầu có thể dễ dàng lên tới 200 USD/thùng

Các thông tin gần đây cho thấy Châu Âu đang phải đương đầu với mâu thuẫn nội bộ trong khối. Các cuộc thảo luận về các biện pháp trừng phạt tiếp theo, dù được Mỹ và Đức thúc đẩy, nhưng các chi tiết quan trọng vẫn còn mờ mịt.

Vấn đề là làm thế nào, khi nào và bao nhiêu để giới hạn giá dầu của Nga vẫn còn đang được xem xét. Các quan chức cho biết cơ chế chính xác để đạt được giới hạn vẫn đang được nghiên cứu. Sự ủng hộ của quốc tế là yếu tố cần thiết.

Một phương pháp có thể là cấm các công ty có trụ sở tại các nước G7 cung cấp bảo hiểm cho hàng hóa dầu nếu người mua trả trên một mức giá nhất định.

Tuy nhiên, điều này làm tăng thêm sự phức tạp cho thị trường năng lượng và khiến các giao dịch trở nên khó khăn hơn, khiến giá cả cao hơn so với mức bình thường, trượt khỏi các quy luật thị trường vốn có.

Và không phải mọi hoạt động thương mại đều nằm trong tầm với của G7. Reuters cho biết, tìm cách lách lệnh cấm bảo hiểm vận chuyển gần đây của EU, Ấn Độ hiện đang cung cấp chứng nhận an toàn cho các tàu Nga bị trừng phạt. Trung Quốc chắc chắn sẽ làm theo.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Hạ Vy

Tin cũ hơn
Xem thêm