Giá xăng dầu hôm nay 2/8/2021: Ghi nhận tuần thứ 2 tăng giá liên tiếp

Cập nhật: 07:18 | 02/08/2021 Theo dõi KTCK trên

Tuần qua, giá xăng dầu đã khép tuần giao dịch với xu hướng tăng nhẹ với những dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế và dữ liệu tăng trưởng kinh tế Quý II/2021. Tính chung trong tuần giao dịch, giá dầu thô cũng có tuần thứ 2 tăng giá thứ 2 liên tiếp.

Giá xăng dầu hôm nay 31/7/2021: Giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 30/7/2021: Dầu Brent mất mốc 74 USD

Giá xăng dầu hôm nay 29/7/2021: Giữ xu hướng tăng

Giá dầu thô bước vào tuần giao dịch từ ngày 26/7 tiếp tục xu hướng tăng khi trong tuần giao dịch trước đó đã ghi nhận loạt dữ liệu kinh tế tích cực từ các nền kinh tế hàng đầu, qua đó củng cố nhu cầu tiêu thụ.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng 26/7, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2021 đứng ở mức 72,15 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 9/2021 đứng ở mức 74,16 USD/thùng.

Theo kết quả khảo sát của FactSet, GDP của Mỹ trong quý II/2021 ước tăng 9,2%, là mức tăng trưởng cao nhất của Mỹ kể từ quý II/1983 và cao hơn nhiều so với xu hướng tăng trưởng hậu sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Kết quả này có được nhờ Mỹ đã triển khai các chương trình hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế phục hồi trên quy mô lớn.

1653-giaxagdau28
Giá xăng dầu ghi nhận tuần thứ 2 tăng liên tiếp (Ảnh minh họa)

Với loạt dữ liệu được công bố, JP Morgan dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ, Trung Quốc hạ nhiệt sau khi tăng mạnh vào quý II/2021. Tuy nhiên, JP Morgan dự báo khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ tăng trưởng mạnh trở lại, vượt mức tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong quý II/2021 và kinh tế Ấn Độ cũng sẽ tăng trưởng mạnh vào quý III/2021 tới.

Một chút lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dấy lên sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố bản cập nhật Triển vọng Kinh tế Thế giới khiến giá dầu trong phiên 29/7 có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, trạng thái này đã nhanh chóng qua đi khi nó cho thấy triển vọng cải thiện nhu cầu dầu thô vẫn tích cực bởi các nền kinh tế vẫn đang giữ được đà phục hồi.

Cụ thể, IMF hạ dự báo tăng trưởng khu vực châu Á mới nổi xuống còn mức 7,5% trong năm 2021, giảm 1,1% so với dự báo đưa ra hồi tháng 4. Riêng nhóm 5 nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, IMF hạ dự báo tăng trưởng chung xuống còn 4,3%, giảm 0,6% so với dự báo được đưa ra hồi tháng 4. trước đó trong báo cáo hồi tháng 4, mức dự báo là 4,9%. Còn với Ấn Độ, mức tăng trưởng được dự báo là 9,5%, giảm 3 điểm phần trăm và của Trung Quốc là 8,1%, giảm 0,3 điểm phần trăm.

Nhưng ở chiều hướng ngược lại, IMF vẫn giữ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 ở mức 6% và nâng triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ.

Cùng với đó, giá dầu thô còn được hỗ trợ bởi thông tin dự trữ dầu thô Mỹ giảm. Theo thông tin được Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố, dầu tồn kho của nước này đã giảm 4,1 triệu thùng trong tuần tính đến 23/7 do nhập khẩu giảm và sản lượng dầu đi xuống.

Bên cạnh đó, giá dầu còn được thúc đẩy bởi tâm lý lạc quan của giới đầu tư trước loạt dữ liệu kinh tế tích cực từ châu Âu. Cụ thể, đó là chỉ số nhập khẩu Đức tháng 6/2021 tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 12,9% so với cùng kì năm ngoái, cao hơn dự báo; chỉ số lòng tin kinh doanh của Italy tháng 7 tăng lên 115,7 và chỉ số niềm tin tiêu dùng nước này trong tháng 7 lên 116,6, đều cao hơn dự báo.

Đà tăng của giá dầu chỉ bị chặn lại trong các phiên giao dịch ngày 29 và 30/7 khi những dữ liệu tiêu cực về dịch Covid-19 ở Mỹ, Trung Quốc, 2 quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhất, được phát đi.

Cùng với dịch bệnh, mốc thời điểm OPEC+ tăng sản lượng thêm 400.000 ngàn thùng/ngày cũng là yếu tố gia tăng áp lực giảm giá đối với dầu thô.

Nhu cầu dầu thô được kỳ vọng sẽ tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ khi chính phủ và ngân hàng Trung ương một số nước phát tín hiệu sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, thu mua tài sản… để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.

Ngoài ra, đồng USD suy yếu cũng là tác nhân giúp giá dầu thô phiên giao dịch cuối tuần đi lên.

Khép tuần giao dịch, giá dầu ngày 1/8 ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2021 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 73,81 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 9/2021 đứng ở mức 76,39 USD/thùng.

Tại thị trường trong nước, chiều ngày 27/7, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

-112 đồng/lít

20.498 đồng/lít

Xăng RON95-III

-102 đồng/lít

21.681 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

-162 đồng/lít

16.375 đồng/lít

Dầu hỏa

-105đồng/lít

15.398 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

-148 đồng/kg

15.522 đồng/kg

Thời gian bắt đầu có hiệu lực là từ 15h ngày 27/7.

Thanh Hằng

Tin cũ hơn
Xem thêm