Giá xăng dầu hôm nay 23/5/2022: Thị trường trong nước vượt mốc 30.000 đồng/lít?

Cập nhật: 07:02 | 23/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Giá xăng dầu tuần qua ghi nhận tuần tăng giá mạnh. Giá dầu thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 16/5 với xu hướng tăng khi lo ngại về một cuộc khủng hoảng nguồn cung dầu thô ngày một lớn do sự leo thang căng thẳng giữa Nga với các EU về việc cung cấp khí đốt và dầu thô.

Giá xăng dầu sắp vượt đỉnh: Làm sao để hạ nhiệt?

Giá xăng dầu hôm nay 21/5/2022: Tăng tiếp khi nguồn cung thắt chặt

Lùi thời gian điều chỉnh giá xăng dầu trong nước

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 16/5/2022 (theo giờ Việt Nam), trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2022 đứng ở mức 109,15 USD/thùng, tăng 0,52 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 7/2022 đứng ở mức 112,15 USD/thùng, tăng 0,60 USD/thùng trong phiên.

Đà tăng của giá dầu tiếp tục được củng cố khi đồng USD suy yếu khi kỳ vọng về một đợt tăng lãi suất mới của Fed hạ nhiệt.

0148-giaxang2
Ảnh minh họa

Đà tăng của giá dầu thô chỉ bị chặn lại khi thông tin về việc Mỹ đang xem xét gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với dầu thô Venezuela và các nước EU không đạt được sự thống nhất trong việc áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu thô nga.

Giá dầu còn chịu áp lực bởi lo ngại về tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, qua đó ảnh hưởng tiêu cực đến các nhu cầu tiêu thụ năng lượng, trong đó có dầu thô.

Cụ thể, tại Mỹ, Chỉ Số Sản Xuất ở Philadelphia được Cục Dự Trữ Liên Bang Philadelphia đánh giá ở 2,6 trong tháng 5/2022, thấp hơn rất nhiều so với mức 17,6 của tháng trước. Dữ liệu này cho thấy nền kinh tế đang có chiều hướng xấu đi.

Trước đó, doanh số bán nhà của nền kinh tế Mỹ cũng được ghi nhận giảm 2,4%.

Trong một báo cáo được phát đi vào đầu tuần, các chiến lược gia của ngân hàng Morgan Stanley đã nâng dự báo suy thoái kinh tế Mỹ trong 12 tháng tới lên 27%, cao hơn nhiều mức dự báo 5% được đưa ra hồi tháng 3/2022.

Tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý I/2022 đã giảm 1,4%, là lần sụt giảm đầu tiên của nước này kể từ năm 2020.

Ở diễn biến mới nhất, Liên Hợp quốc ngày 18/5 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 từ 4% xuống 3,1%. Dự báo này của Liên Hợp quốc đưa ra dự trên sự sụt giảm của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 19/5/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2022 đứng ở mức 105,81 USD/thùng, giảm 1,23 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 18/5, giá dầu WTI giao tháng 7/2022 đã giảm tới 5,14 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 7/2022 đứng ở mức 108,49 USD/thùng, giảm 0,62 USD/thùng trong phiên và đã giảm tới 5,03 USD so với cùng thời điểm ngày 18/5.

Tuy nhiên, vượt qua các áp lực, lo ngại về tình trạng thiếu hút nguồn cung khi cả Mỹ và Trung Quốc đều cho biết có kế hoạch mua một lượng lớn dầu thô để bổ sung vào kho dự trữ, trong đó Mỹ sẽ mua bổ sung 60 triệu thùng, đã hỗ trợ giá dầu thô khép tuần với xu hướng tăng mạnh.

Khép tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 110,35 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 7/2022 đứng ở mức 112,69 USD/thùng.

Mặc dù khép tuần giao dịch tăng mạnh nhưng giá dầu ngày 22/5 cũng ghi nhận nhiều chỉ báo tiêu cực về triểu vọng tiêu thụ dầu toàn cầu, đặc biệt là tại Trung Quốc.

Dự báo giá xăng trong nước chiều nay (23/5) tiếp tục tăng, xô đổ mốc 30.000 đồng/lít. Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy giá xăng, dầu thành phẩm trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 17/5 tăng nhẹ so với kỳ trước. Cụ thể, bình quân xăng RON 92 (loại dùng pha chế xăng E5 RON 92) là 137,6 USD/thùng; xăng RON 95 là 141,44 USD/thùng.

Trong khi đó, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới kỳ điều hành trước ở mức 136,96 USD/thùng xăng RON 92; 141,09 USD/thùng xăng RON 95.

So với 10 ngày trước, giá xăng bán lẻ trong nước đang thấp hơn giá thành phẩm tại Singapore khoảng 500-600 đồng/lít, dầu cao hơn giá thành phẩm khoảng 600-1.000 đồng/lít.

Theo đó, trong kỳ điều hành ngày mai (21/5), xăng khó tránh khỏi tăng giá nếu nhà điều hành không trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG).

Trong kỳ điều hành ngày 11/5, Liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu theo hướng tăng tất cả các mặt hàng xăng. Cụ thể, xăng E5 RON92 tăng 1.491 đồng/lít, giá bán lẻ là 28.959 đồng/lít; xăng RON95 tăng 1.554 đồng/lít, giá bán ra không cao hơn 29.988 đồng/lít.

Tương tự, giá dầu diesel tăng 1.120 đồng/lít, bán ra 26.650 đồng/lít. Dầu hỏa tăng 1.340 đồng/lít, bán ra 25.168 đồng/lít. Riêng dầu mazut giữ nguyên giá, bán ra không cao hơn 21.560 đồng/kg (ổn định so với giá bán hiện hành).

Nhà điều hành thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng E5 RON92 ở mức 100 đồng/lít (kỳ trước là 300 đồng/lít) và RON95 ở mức 100 đồng/lít (kỳ trước là 400 đồng/lít), dầu diesel ở mức 100 đồng/lít, dầu hỏa ngừng trích lập (kỳ trước là 119 đồng/lít) và dầu mazut tiếp tục không trích lập.

Thực hiện chi Quỹ BOG đối với dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít (kỳ trước không chi), dầu mazut ở mức 33 đồng/kg (kỳ trước không chi), các mặt hàng xăng dầu khác không chi.

Như vậy, nếu xăng tăng giá vào ngày mai, đây sẽ là đợt tăng giá thứ tư liên tiếp và sau đợt tăng này, giá xăng sẽ lập đỉnh mới, xô đổ mốc 30.000 đồng/lít.

Linh Linh

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm