Giá xăng dầu hôm nay 15/8/2022: Diễn biến trái chiều

Cập nhật: 06:28 | 15/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Diễn biến tiêu cực của dịch bệnh, nhu cầu tiêu dùng của người dân đi xuống, chi phí giá năng lượng tăng cao… và đặc biệt là căng thẳng Mỹ-Trung Quốc leo thang là những tác nhân ảnh hưởng tiêu cực đến các dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu.

Giá xăng dầu hôm nay 12/8/2022: Bình ổn về mức 24.000 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 13/8/2022: Nhảy vọt, hướng tới mốc 100 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay 14/8/2022: Thị trường "bất ổn"

Tiếp nối đà giảm trong tuần giao dịch trước đó, giá dầu thô bước vào tuần giao dịch từ ngày 8/8 với xu hướng giảm mạnh trước lo ngại nhu cầu tiêu thụ yếu và đồng USD mạnh hơn trong bối cảnh nguồn cung dầu được dự báo tiếp tục được cải thiện.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 8/8/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2022 đứng ở mức 87,07 USD/thùng, giảm 1,01 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2022 đứng ở mức 93,90 USD/thùng, giảm 1,02 USD/thùng trong phiên.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Tuy nhiên, khi những dữ liệu kinh tế tích cực từ Trung Quốc, Mỹ lần lượt được phát đi và đồng USD yếu hơn, trong khi nhiều nguồn cung dầu, khí đốt bị gián đoạn, giá dầu đã quay đầu tăng mạnh. Xuất siêu kỷ lục của Trung Quốc trong tháng 7/2022, đạt mức 101 tỷ USD. Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 7/2022, đạt mức 8,79 triệu thùng/ngày.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 10/8/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2022 đứng ở mức 89,74 USD/thùng, tăng 0,07 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2022 đứng ở mức 96,33 USD/thùng, tăng 0,02 USD/thùng trong phiên.

Nhưng đà tăng của giá dầu đã không thể duy trì trong phiên giao dịch cuối tuần khi lo ngại suy thoái kinh tế và áp lực nguồn cung hạ nhiệt, cộng với đồng USD mạnh hơn, giá dầu đã quay đầu giảm mạnh.

Iran và các nước phương Tây đã có nhiều tiến triển trong việc đàm phán, mở ra kỳ vọng về khả năng Iran có thể tăng sản lượng xuất khẩu trong những tháng tới.

Theo Vivek Dhar, nhà phân tích của Ngân hàng Thịnh vượng, việc khôi phục thoả thuận hạt nhân năm 2015 có thể khiến giá dầu giảm mạnh khi Iran có thể tăng sản lượng xuất khẩu từ 1 – 1,5 triệu thùng/ngày.

Số liệu được Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố ngày 10/8, CPI tháng 7 của Mỹ đã tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2021. Giá nhiên liệu giảm 4,6% và giá xăng giảm tới 7,7% đã giúp giá hàng hoá tại Mỹ ổn định hơn, trong khi giá thực hiểm, nhà ở chỉ tăng nhẹ 1,1% và 0,5%. Lạm phát Mỹ hạ nhiệt đã làm giảm đáng kể khả năng Fed tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất, qua đó giảm tải áp lực về triển vọng kinh tế cũng như nguy cơ về một cuộc suy thoái.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 11/8/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2022 đứng ở mức 90,79 USD/thùng, giảm 0,41 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2022 đứng ở mức 96,89 USD/thùng, giảm 0,51 USD/thùng trong phiên.

Sự "bất ổn" của giá dầu tiếp tục được thể hiện trong phiên giao dịch cuối tuần khi thị trường đồng thời ghi nhận 2 báo cáo từ OPEC và IEA với những nhận định, dự báo khá khác nhau về triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu.

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm 2022 do giá khí đốt tự nhiên tăng cao thúc đẩy người tiêu dùng chuyển sang sử dụng dầu. Theo đó, IEA đã nâng dự báo nhu cầu dầu năm 2022 lên thêm 380.000 thùng/ngày, lên 2,1 triệu thùng, đạt mức trung bình 99,7 triệu thùng/ngày.

Khép tuần giao dịch, giá dầu ngày 14/8 ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 91,27 USD/thùng, giảm 2,26 USD/thùng trong phiên; trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2022 đứng ở mức 97,97 USD/thùng, giảm 1,63 USD/thùng trong phiên.

Dù giảm mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần nhưng tính chung trong tuần giao dịch, giá dầu thô vẫn có xu hướng tăng.

Tại thị trường trong nước, ngày 11/8, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở cho kỳ điều hành giá ngày 11/8.

Theo đó, căn cứ vào diễn biến giá xăng dầu thế giới và định hướng điều hành giá xăng dầu trong nước, Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 700 đồng/lít (kỳ trước là 800 đồng/lít), xăng RON95 ở mức 750 đồng/lít (kỳ trước là 850 đồng/lít), dầu diesel ở mức 350 đồng/lít (kỳ trước là 450 đồng/lít), dầu hỏa ở mức 650 đồng/lít (như kỳ trước) và dầu mazut ở mức 716 đồng/kg (kỳ trước là 787 đồng/kg). Đồng thời không chi Quỹ BOG đối với các loại xăng dầu.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 23.725 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 24.669 đồng/lít; giá dầu diezen 0.05S không cao hơn 22.908 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 23.320 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.548 đồng/kg.

Dự báo giá xăng sẽ tiếp tục giảm lần thứ 6

Theo lãnh đạo một số doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu, nếu giá dầu thế giới tiếp tục lao dốc, giá xăng nhập vẫn hạ nhiệt hoặc đi ngang trong những ngày tới thì giá xăng, dầu trong nước vào kỳ điều hành tới (ngày 21/8) sẽ có cơ hội tiếp tục giảm. Tuy nhiên, mức giảm cụ thể thế nào còn phụ thuộc vào biến động giá xăng, dầu thế giới trong một vài ngày tới cũng như mức trích, chi Quỹ Bình ổn xăng dầu của cơ quan điều hành.

Nếu đúng như dự đoán thì giá xăng, dầu trong nước vào kỳ điều hành tới sẽ có lần thứ sáu hạ giá liên tiếp.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Minh Phương

Tin cũ hơn
Xem thêm