Giá xăng dầu hôm nay 13/1/2023: Chưa dứt đà tăng

Cập nhật: 07:00 | 13/01/2023 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 6h50 ngày 13/1 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu hôm nay trên thế giới tiếp tục leo dốc sau dữ liệu CPI của Mỹ và triển vọng nhu cầu ở Trung Quốc. Giá dầu Brent tăng vượt mức 84 USD/thùng.

Dự báo giá xăng trong nước chiều mai (11/1) quay đầu giảm nhẹ?

Giá xăng dầu hôm nay 11/1/2023: Hồi hộp chờ tín hiệu trong nước

Giá xăng dầu hôm nay 12/1/2023: Xăng trong nước "im ắng”

Nhà nhập khẩu dầu hàng đầu Trung Quốc đang mở cửa trở lại nền kinh tế sau khi kết thúc các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt do COVID-19, thúc đẩy sự lạc quan rằng nhu cầu nhiên liệu sẽ tăng vào năm 2023. Cả hai điểm chuẩn đều tăng 3% vào phiên trước đó do hy vọng rằng triển vọng của nền kinh tế toàn cầu có thể không quá bi quan như người ta lo ngại.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Craig Erlam của công ty môi giới OANDA cho biết: “Việc hạ cánh nhẹ nhàng hơn đối với Mỹ và có lẽ ở những nơi khác, kết hợp với sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ở Trung Quốc sau làn sóng COVID hiện tại có thể tạo ra một năm tốt hơn nhiều so với lo ngại và kích thích thêm nhu cầu dầu thô”.

Dữ liệu CPI của Hoa Kỳ được cho rằng có tác động lớn đến dầu mỏ và thị trường rộng lớn hơn bằng cách hình thành kỳ vọng về tốc độ tăng lãi suất ở nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các nhà kinh tế kỳ vọng mức tăng giá tiêu dùng cốt lõi của Hoa Kỳ sẽ chậm lại với tốc độ hàng năm là 5,7% trong tháng 12, so với 6% một tháng trước đó. Lạm phát tiêu đề hàng tháng được coi là bằng 0.

Thị trường cũng đang chuẩn bị cho việc hạn chế bổ sung nguồn cung dầu của Nga do lệnh trừng phạt đối với dầu thô và các sản phẩm dầu tinh chế.Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới sáng 13/1 (theo giờ Việt Nam)

Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ cho biết lệnh cấm sắp tới của EU đối với việc nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ từ Nga bằng đường biển vào ngày 5/2 có thể gây rối hơn so với lệnh cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga bằng đường biển của EU được thực hiện vào tháng 12 năm 2022.

Hạn chế đà tăng của dầu là sự gia tăng mạnh và bất ngờ trong kho dự trữ dầu thô của Mỹ. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 6/1 đã tăng 19 triệu thùng lên mức 439,6 triệu thùng. Trước đó, các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò ý kiến của Reuters đã dự đoán mức giảm 2,2 triệu thùng.

Tại thị trường trong nước, giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 13/1 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 3/1 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương: Cụ thể, mức giá bán lẻ với xăng E5 RON 92 tiếp tục là 21.350 đồng/lít và xăng RON 95 là 22.150 đồng/lít.

Trong khi đó các mặt hàng dầu đều giảm giá ở kỳ điều hành hôm nay. Cụ thể, dầu diesel giảm 517 đồng, về mức 21.634 đồng/lít; dầu hoả hạ 958 đồng, còn 21.809 đồng và mỗi lít dầu mazut giảm 374 đồng, còn 13.366 đồng/kg. Ở kỳ điều hành hôm nay, nhà điều hành tiếp tục không trích lập vào Quỹ bình ổn giá và giảm mức chi từ quỹ với các mặt hàng xăng. Theo đó, mức chi từ quỹ với RON 95-III giảm về 103 đồng; E5 RON 92 chi 121 đồng.

Bộ Tài chính muốn Bộ Công thương tiếp tục điều hành giá xăng

Trong dự thảo tờ trình về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Bộ Công thương đưa ra phương án, đưa về một đầu mối là Bộ Tài chính trong điều hành giá xăng dầu và rà soát, hướng dẫn, tính toán các chi phí kinh doanh xăng dầu.

Các bộ, ngành khác theo chức năng nhiệm vụ được giao, thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu theo quy định.

Về nội dung này, theo Bộ Tài chính, một số nhiệm vụ thuộc điều hành giá xăng dầu như: giám sát trích lập, sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG); rà soát tính toán, công bố các khoản định mức để tính giá cơ sở, đề nghị giao thống nhất về một đầu mối là Bộ Công thương (cơ quan chủ trì điều hành giá, quản lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu) để tránh phát sinh những bất cập trong khâu tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài chính chỉ thực hiện chức năng thanh, kiểm tra theo đúng quy định.

Về Quỹ BOG, tại dự thảo, Bộ Công thương có đánh giá sơ bộ, đưa ra 3 phương án và đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương án. Cụ thể, phương án 1 là giữ nguyên như hiện hành.

Phương án 2 là tiếp tục giữ Quỹ BOG nhưng sửa đổi theo hướng quy định nguyên tắc sử dụng quỹ, giảm dần sự can thiệp của Nhà nước về giá xăng dầu. Phương án 3 là bỏ Quỹ BOG. Tuy nhiên, Bộ Công Thương chưa đề xuất lựa chọn phương án để báo cáo.Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công thương - cơ quan chủ trì điều hành trích lập, sử dụng Quỹ BOG đánh giá để lựa chọn một phương án cụ thể; đồng thời lấy ý kiến của các cơ quan liên quan và đối tượng chịu tác động để hoàn thiện, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.

Về công thức tính giá cơ sở xăng dầu, tại dự thảo, Bộ Công thương có nêu các phương án sửa đổi công thức giá cơ sở hiện hành. Bộ Tài chính cho rằng, thời gian qua việc điều chỉnh các khoản chi phí định mức trong giá cơ sở đã được Bộ Tài chính thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Thông tư số 104/2021/TT-BTC.

Theo Bộ Tài chính, việc rà soát, điều chỉnh các khoản chi phí định mức trong giá cơ sở xăng dầu đã được bộ thực hiện thường xuyên theo quy định, bảo đảm điều chỉnh theo kỳ công bố đúng với quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Minh Phương