Giá vàng hôm nay 7/7/2021: Tăng phi mã

Cập nhật: 06:14 | 07/07/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tăng khá mạnh và vượt ngưỡng cản tâm lý 1.800 USD/ounce bất chấp đồng USD mạnh lên. Vàng tăng theo giá dầu khi mặt hàng này lên mức cao nhất 6 năm rưỡi.

Dự báo giá vàng ngày 7/7: Sẽ tăng khi giá vàng thế giới trở lại trên ngưỡng 1.800 USD/ounce?

[Cập nhật] Giá vàng hôm nay 6/7/2021: Biến động nhẹ

Giá vàng hôm nay 6/7/2021: Hướng tới đỉnh cao

Tại thị trường vàng trong nước, chốt phiên giao dịch chiều ngày 6/7 đa số các cửa hàng vàng tại Hà Nội tăng giá vàng 9999 ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.

Kết thúc phiên giao dịch 6/7, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC khu vực Hà Nội ở mức: 56,78 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,37 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 56,80 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,42 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tại Sài Gòn, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 56,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,30 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 56,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,38 triệu đồng/lượng (bán ra).

1337-giavang77
Ảnh minh họa

Đêm ngày 6/7 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.810 USD/ounce. Vàng giao tháng 8 trên sàn Comex New York ở mức 1.807 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 6/7 thấp hơn khoảng 4,5% (85 USD/ounce) so với cuối năm 2020. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,3 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 6,1 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 6/7.

Giá vàng trên thị trường quốc tế tăng khá mạnh và vượt ngưỡng cản tâm lý 1.800 USD/ounce bất chấp đồng USD mạnh lên. Vàng tăng theo giá dầu khi mặt hàng này lên mức cao nhất 6 năm rưỡi.

Thị trường chứng khoán thế giới biến động trái chiều. Các chỉ số chứng khoán Mỹ có xu hướng giảm sau khi S&P và Nasdaq trước đó lênh đỉnh cao lịch sử. Ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới có xu hướng giữ chính sách tiền tệ nới lỏng lâu hơn sau khi các số liệu kinh tế được công bố không mấy sáng sủa.

Vàng tăng còn do mặt hàng có quan hệ mật thiết với vàng là dầu tăng mạnh lên mức cao nhất trong 6 năm rưỡi. Giá dầu thô tăng cũng đang thúc đẩy hoạt động mua vàng miếng của các nhà xuất khẩu dầu. Xu hướng các nước xuất khẩu dầu tăng cường mua vàng sẽ còn tiếp diễn.

Số liệu mà các nhà nghiên cứu của Goldman Sachs thu thập được cũng rất ấn tượng: "Khối lượng giao dịch được báo cáo bằng tiền điện tử, được đại diện bởi hai loại tiền điện tử lớn nhất theo vốn hóa thị trường, đã tăng gấp 6 lần, từ ước tính 6,8 tỷ USD/ngày vào cuối năm 2017 lên 48,6 tỷ USD/ngày vào tháng 5/2021".

Vàng lâu nay vẫn được coi là tài sản cần thiết để bảo vệ chống lại tác động lạm phát từ các chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC) và do đó, nó chống lại khả năng giảm giá của đồng USD.

Theo phân tích của Goldman Sachs, loại tài sản duy nhất phòng ngừa lạm phát đáng tin cậy là cổ phiếu Mỹ. Chứng khoán Mỹ đã vượt trội hơn lạm phát 100% trong thời gian qua. Vàng chỉ vượt trội hơn lạm phát khoảng 50% trong thời gian 19 năm. Vì vậy, sở hữu cổ phiếu Mỹ là một biện pháp phòng ngừa lạm phát dài hạn tốt hơn.

Cuối cùng, trong ngắn hạn, chứng khoán của Mỹ vẫn cho thấy sự vượt trội hơn vàng trong hầu hết các giai đoạn lạm phát tích cực.

Minh Phương

Tin cũ hơn
Xem thêm