Giá tiêu hôm nay 4/7/2022: Thị trường trong nước đón tin tích cực hiếm hoi

Cập nhật: 06:18 | 04/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Giá tiêu hôm nay thu mua trong khoảng 69.000 - 72.000 đồng/kg. Tổng kết tuần, các tỉnh Đông Nam Bộ giảm 1.000 đồng/kg, còn ở khu vực Tây Nguyên giảm trung bình 500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 30/6/2022: Thị trường trong nước đi ngang

Giá tiêu hôm nay 1/7/2022: Duy trì mức ổn định

Giá tiêu hôm nay 2/7/2022: Chững chân tại chỗ

Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 70.500 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 69.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 69.000 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 72.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 71.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay đi ngang so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Tổng kết tuần, các tỉnh Đông Nam Bộ giảm 1.000 đồng/kg, còn ở khu vực Tây Nguyên giảm trung bình 500 đồng/kg.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuần trước, Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam giảm 100 USD/tấn, tương ứng với 3.750 USD/tấn tiêu đen loại 500g/l và 5.700 USD/tấn với tiêu trắng.

Trên bình diện toàn cầu, thị trường ghi nhận giá tiêu nội địa Sri Lanka tăng sau nhiều tháng giảm sâu, trong khi đó các thị trường khác chủ yếu giảm và đi ngang.

Thông tin tích cực trong tuần đó là số liệu xuất khẩu hồ tiêu tháng 6/2022 đạt gần 25.000 tấn, cao nhất từ đầu năm, đưa giá trị kim ngạch vượt mốc nửa tỷ USD sau nửa đầu của năm 2022. Lực mua tăng từ thị trường Trung Quốc được đánh giá là động lực giúp xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục phát triển.

Trên thị trường Ấn Độ, giá tiêu kỳ hạn tuần trước cho thấy xu hướng giảm do nông dân và thương nhân thanh lý. Tuy nhiên, thị trường giao ngay vẫn ổn định trong suốt tuần cho đến phiên giao dịch thứ 7 khi ghi nhận giảm 100 Rupee/tạ.

Áp lực bán đã được ghi nhận từ khắp Kerala nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt để chi tiêu cho lễ hội Onam. Đồng thời, nhu cầu từ các nhà xuất khẩu cũng như từ thị trường nội địa được cho là rất cao.

Giá tiêu Ấn Độ hiện đang ở mức cạnh tranh sau khi đồng Rupee suy yếu hồi đầu tuần và trước đó. Có một số nhà xuất khẩu đã thực hiện một số hợp đồng với người mua ở nước ngoài.

Trong khi đó, các đại lý ở Tamil Nadu đã bán theo giá thị trường để giao sau bằng tiền mặt và thực hiện tại chỗ.

Vào cuối tuần, tất cả các hợp đồng đang hoạt động trên sàn giao dịch NMCE đều giảm đáng kể. Cụ thể, hợp đồng tháng 9, tháng 10 và tháng 11 giảm lần lượt 1.242 Rupee, 1.366 Rupee và 1.567 Rupee xuống 43.350 Rupee/tạ, 44.100 Rupee/tạ và 44.133 Rupee/tạ (tương đương 6.827 USD/tấn, 6.945 USD/tấn và 6.950 USD/tấn). (1 USD = 63,50 Rupee)

Tổng khối lượng giao dịch tăng 10 tấn lên 160 tấn. Tuần trước, tổng hợp đồng mở đã tăng 1 tấn lên 160 tấn. Giá giao ngay trong nước giảm 100 Rupee/tạ (6.425 USD/tấn) đối với tiêu xô và 42.800 Rupee/tạ (6.740 USD/tấn) đối với tiêu chọn lọc.

Hồ tiêu đặc sản Ấn Độ trên thị trường quốc tế vẫn đứng ở mức 7.100 USD/tấn ở châu Âu và 7.350 USD/tấn tại Mỹ và vẫn duy trì mức giá cạnh tranh so với tiêu từ các nước khác.

Hiện thị trường trong nước được đánh giá đang phụ thuộc nhiều vào các đơn vị xuất khẩu hồ tiêu, những doanh nghiệp FDI. Một khi các đơn vị này chủ động hạ giá thu mua thì giá tiêu trong nước lại trượt theo trên diện rộng, bất chấp sản lượng giảm, tâm lý giữ hàng cao hay tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc.

Sức ép của việc tăng lãi suất cơ bản tiền tệ buộc những đơn vị nhập khẩu không vội vàng ký hợp đồng mới, trong khi tồn kho vẫn còn. Còn giới đầu cơ trong nước cũng phải nhanh chóng bán cắt lỗ do phải gánh lãi suất cao. Điều này khiến thị trường liên tục rơi vào trạng thái thừa cung, thiếu cầu.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Linh Linh