Giá tiêu hôm nay 10/8/2022: Thị trường nhập tiêu Việt tăng đột biến

Cập nhật: 06:44 | 10/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Giá tiêu hôm nay thu mua trong khoảng 70.500 - 73.500 đồng/kg. Thị trường trong nước có chiều hướng giảm do kết quả xuất khẩu kém khả quan trong tháng 7/2022.

Giá tiêu hôm nay 7/8/2022: Thị trường "loạn giá"

Giá tiêu hôm nay 8/8/2022: Nhích nhẹ ngày mới

Giá tiêu hôm nay 9/8/2022: Thị trường đi xuống

Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 71.500 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 70.500 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 71.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 73.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.500 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay giảm 500 - 1.000 đồng/kg so với cùng thời điểm hôm qua, tùy từng địa phương. Trong đó khu vực Tây Nguyên giảm nhiều hơn Đông Nam Bộ.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nan (VPA) cho thấy, trong tháng 7/2022, Việt Nam xuất khẩu được 18.623 tấn, trong đó tiêu đen đạt 16.546 tấn, tiêu trắng đạt 2.077 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 78,6 triệu USD, tiêu đen đạt 66,7 triệu USD, tiêu trắng đạt 11,9 triệu USD.

So với tháng trước, lượng xuất khẩu giảm 23,1%, kim ngạch giảm 21,7%. Singapore trở thành quốc gia nhập khẩu nhiều nhất hồ tiêu Việt Nam trong tháng 7 với lượng nhập khẩu đạt 2.806 tấn, tiếp theo là các thị trường Mỹ: 2.736 tấn, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE): 1.738 tấn. Trung Quốc: 1.227 tấn…

Olam là doanh nghiệp đứng đầu xuất khẩu trong tháng 7 đạt 2.656 tấn, tiếp theo là Trân Châu đạt 2.090 tấn, Nedspice: 1.483 tấn, Haprosimex JSC: 1.408 tấn, Phúc Sinh: 1.176 tấn…

Tính đến hết tháng 7/2022, Việt Nam xuất khẩu được 144.176 tấn hồ tiêu các loại, tiêu đen đạt 123.251 tấn, tiêu trắng đạt 20.925 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 647,4 triệu USD, tiêu đen đạt 523,1 triệu USD, tiêu trắng đạt 124,3 triệu USD.

So với cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu giảm 20,8% tương đương 37.822 tấn (tiêu đen giảm 38.874 tấn, tiêu trắng tăng 1.052 tấn), do giá xuất khẩu tăng nên kim ngạch xuất khẩu 7 tháng tăng 8,2% tương đương 49,2 triệu USD so với cùng kỳ năm 2021.

Châu Á vẫn là khu vực nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam chiếm 46,3%, tuy nhiên, so cùng kỳ, lượng nhập khẩu giảm 26,4% trong đó giảm chủ yếu ở Trung Quốc giảm 79,5%, Pakistan giảm 62,7%.

Các thị trường nhập khẩu tăng bao gồm UAE, Ấn Độ, Hàn Quốc, Philippine… đáng chú ý 2 thị trường Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) có lượng nhập khẩu tăng đột biến, đặc biệt là trong tháng 7 với lượng nhập khẩu của mỗi thị trường lần lượt là 2.806 tấn và 1.152 tấn.

Giá tiêu tăng trở lại, nhưng xu hướng có kéo dài?

Sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm vào trung tuần tháng 7, giá tiêu trong nước đã bất ngờ đảo chiều và tăng khá mạnh trở lại. Trong hơn 2 tuần tính từ ngày 22/7 đến 7/8, giá tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ đã tăng 6 – 7,5% (tương ứng 4.000 – 5.000 đồng/kg) lên mức 71.500 – 74.000 đồng/kg.

Sự phục hồi này diễn ra sau khi một số đại lý tăng cường thu mua trở lại với kỳ vọng xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tốt dần lên trong những tháng cuối năm và các nhà nhập khẩu tăng cường mua vào trong quý III để phục vụ nhu cầu trong các dịp Lễ Tết cuối năm.

Tuy nhiên, thị trường không quá sôi động do lực mua có phần hạn chế dù giá tiêu được đẩy lên đáng kể. Giá cả cũng lên xuống không đồng nhất tại các địa phương bởi có khu vực đại lý thu mua nhiều nhưng nơi khác thì khá im ắng.

Các chuyên gia cũng tỏ ra khá dè dặt về đà tăng giá lần này bởi nhu cầu từ thị trường nhìn chung vẫn yếu và sự phục hồi trong giai đoạn hiện nay được cho là không chắc chắn. Hiện nhu cầu của thị trường đang đối mặt với nguy cơ giảm sút khi lạm phát tăng cao tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại châu Âu và Mỹ, hai thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất của nước ta.

Bên cạnh đó, việc FED liên tục tăng lãi suất trong thời gian gần đây để kiềm chế lạm phát khiến cho đồng USD chảy ngược vào Mỹ và tăng giá so với các đồng tiền khác. Điều này dẫn đến nhiều quốc gia bị thiếu USD và buộc phải hạn chế ngoại tệ đối với các hoạt động nhập khẩu hàng hóa không thiết yếu, trong đó có hồ tiêu.

Một số nước như Pakistan và Ai Cập, vốn là những thị trường xuất khẩu tiêu hàng đầu của Việt Nam đang gặp phải tình trạng này.

Sức mua cũng chậm hơn những năm trước một phần là vì năm 2020-2021 nhiều khách hàng ở thị trường lớn đã tăng mua dự trữ do lo ngại giá tiêu tăng cao và chuỗi cung ứng hàng hóa bị gián đoạn do dịch COVID-19, dẫn đến lượng tồn kho kéo dài sang năm nay.

Trong khi đó, chính sách kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt tại Trung Quốc cũng góp phần vào sự không chắc chắn của thị trường hồ tiêu. Điều này dự kiến sẽ không thay đổi trong ngắn hạn.

Số liệu sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho thấy, trong tháng 7 xuất khẩu hồ tiêu của nước ta tiếp tục giảm mạnh 23,1% về lượng và giảm 21,7% về trị giá so với tháng trước, chỉ đạt 18.623 tấn, trị giá 78,6 triệu USD. Sự sụt giảm về khối lượng xuất khẩu được ghi nhận ở hầu hết thị trường chủ chốt như Mỹ giảm 46,7%, Trung Quốc giảm 59,1%, Ấn Độ giảm 49,6%, Đức giảm 38,4%...

Như vậy, sau 7 tháng đầu năm khối lượng hồ tiêu xuất khẩu của nước ta giảm tới 20,8% (tương đương 37.822 tấn) so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 144.176 tấn. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu vẫn tăng 8,2% lên mức 639,8 triệu USD nhờ mặt bằng giá cao hơn.

Trong đó, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất với 32.285 tấn, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái giảm khá mạnh 16,1%.

Ngoài ra, lượng hồ tiêu xuất khẩu sang Pakistan giảm 62,7%, xuống còn 3.280 tấn; Ai Cập giảm 56,5%, đạt 1.782 tấn… Đáng chú ý, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm gần 80% (tương ứng 26.560 tấn), chỉ đạt 6.836 tấn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Minh Phương