Giá thép hôm nay 5/5/2021: Giữ mức ổn định

Cập nhật: 11:09 | 05/05/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá thép hôm nay giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải ghi nhận mức 5.391 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam).

Giá thép hôm nay 4/5/2021: Vượt ngưỡng 5.000 nhân dân tệ/tấn

Giá thép tăng đến bao giờ?

Giá thép hôm nay 29/4/2021: Tăng trở lại trên Sàn Thượng Hải

Trung Quốc đã triển khai thực hiện một số biện pháp ngắn hạn để hạ nhiệt ngành thép, trong đó có việc hạn chế xuất khẩu và tăng cường nhập khẩu một số nguyên liệu thay thế cho quặng sắt.

Tuy nhiên, nhiều khả năng thị trường sẽ chứng kiến một số tác động dài hạn, khi Bắc Kinh tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung quặng sắt từ Australia do căng thẳng thương mại và chính trị với Thủ đô Canberra.

Hiện tại, Australia là quốc xuất khẩu nguyên liệu sản xuất thép lớn nhất thế giới, đáp ứng khoảng 2/3 nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc.

0839-giathep55
Giá thép hôm nay duy trì ổn định (Ảnh minh họa)

Ngày 28/4, Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ loại bỏ việc hoàn thuế xuất khẩu đối với 146 sản phẩm thép kể từ ngày 1/5, đồng thời miễn thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm, bao gồm gang, thép thô, thép nguyên liệu tái chế và hợp kim.

Điều này rất quan trọng vì Trung Quốc đã xuất khẩu được 53,67 triệu tấn các sản phẩm thép vào năm 2020. Và trong quý I năm 2021, quốc gia này đã xuất khẩu 17,68 triệu tấn, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước đó.

Song song với việc các nhà chức trách hạn chế xuất khẩu, các nhà máy đã thực hiện điều chỉnh để giá nhập khẩu của một số nguyên liệu thép trở nên rẻ hơn, có thể dùng để thay thế cho quặng sắt.

Việt Nam nhập khẩu 3,7 tỷ USD sắt thép trong 4 tháng đầu năm 2021

Trong 4 tháng đầu năm 2021, lượng nhập khẩu sắt thép đạt 5,07 triệu tấn, tăng 14% với giá trị 3,7 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ 2020. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2021, sản lượng nhập khẩu sắt thép các loại đạt 1,4 triệu tấn, giảm 2% và giá trị nhập khẩu tăng nhẹ 0,4%, đạt 1,08 tỷ USD so với tháng 3.

Trước đó, trong quý 1/2021, lượng sắt thép các loại nhập khẩu đạt hơn 3,67 triệu tấn, trị giá hơn 2,64 tỷ USD, tăng 11% về lượng và tăng 31,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, tính chung 4 tháng đầu năm 2021, lượng nhập khẩu sắt thép ước đạt 5,07 triệu tấn, tăng 14% với giá trị 3,7 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ 2020.

Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp sắt thép lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2021 với hơn 1,88 triệu tấn, trị giá hơn 1,27 tỷ USD, tăng lần lượt gấp đôi về lượng và tăng 2,2 lần trị giá so với cùng kỳ năm trước. Thị trường này chiếm 51,2% trong tổng lượng và chiếm 48,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước. Tiếp theo là thị trường Nhật Bản với hơn 508 nghìn tấn, trị giá hơn 369 triệu USD; thị trường Hàn Quốc với hơn 398 nghìn tấn, trị giá hơn 359 triệu USD;…

Trong khi nhập khẩu sắt thép đều tăng mạnh thì giá thép trong nước vẫn tăng cao. Theo Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, giá thép tháng 4 đã tăng khoảng 30-40% so với quý cuối năm 2020.

Theo dự báo của Hiệp hội Thép Việt Nam, tình trạng leo thang của giá thép được dự báo tiếp diễn đến hết quý 3/2021. Nguyên nhân là giá phôi thép đầu tháng 4/2021 ở mức 633 USD/tấn, tăng khoảng 30 USD/tấn so với mức giá phôi thép thời điểm đầu tháng 3/2021 và tăng khoảng hơn 200 USD/tấn so với cùng thời điểm năm 2020.

Giá thép cuộn cán nóng đầu tháng 4/2021 ở mức 795 USD/tấn, tăng mạnh khoảng 85 USD/tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 3/2021 và đã qua mức chào giá 700 USD/tấn vào đầu tháng 12/2020. Nhìn chung, thị trường thép cuộn cán nóng thế giới biến động mạnh khiến cho thị trường cuộn cán nóng trong nước khó khăn do các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt như tôn mạ, ống thép... sử dụng cuộn cán nóng làm nguyên liệu sản xuất.

Một nguyên nhân khác cũng khiến giá thép tăng cao là do căng thẳng giữa Australia và Trung Quốc làm giới hạn lượng nguyên liệu thô từ Australia xuất sang Trung Quốc, quốc gia cung cấp sản lượng thép lớn nhất toàn cầu. Hơn nữa, chính Trung Quốc cũng đang cắt giảm lượng lớn sản lượng thép nhằm bảo vệ môi trường. Sản lượng thép này bao gồm cả thép thành phẩm lẫn phôi thép, thép cán nóng.

Ngoài nguyên nhân giá các loại nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao trên thị trường thế giới, thì dịch bệnh cộng với chi phí vận chuyển tăng cao cũng khiến giá thép tăng mạnh.

Thanh Hằng

Tin cũ hơn
Xem thêm