Giá thép hôm nay 28/12: Giảm nhẹ trên sàn giao dịch Thượng Hải

Cập nhật: 11:30 | 28/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Giá thép hôm nay giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 4 nhân dân tệ xuống mốc 4.270 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 11h00 (giờ Việt Nam).

Giá lăn bánh xe Lexus GX 2021 tháng 1/2021 trên toàn quốc

Nửa đầu tháng 12 năm 2020, giá hạt tiêu giảm 4,5%

Giá đường trong nước tăng nhẹ vào đầu tháng 12/2020

Viện Nghiên cứu và Quy hoạch Công nghiệp Luyện kim Trung Quốc cho biết, tiêu thụ thép của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 991 triệu tấn trong năm tới, tăng 1% so với năm 2020.

Theo đó, mức tiêu thụ thép nêu trên sẽ được hỗ trợ bởi sự phục hồi kinh tế nhanh chóng của cường quốc này sau đại dịch, MENAFn đưa tin.

Đồng thời, nhu cầu từ lĩnh vực xây dựng và máy móc sẽ tiếp tục tăng cao vào năm 2021. Cụ thể, hai lĩnh vực này dự kiến sẽ lần lượt lên mốc 580 triệu tấn và 160 triệu tấn. Khi nền kinh tế toàn cầu dần khởi sắc sau giai đoạn khủng hoảng bởi đại dịch, nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ ghi nhận mức 1,83 tỉ tấn vào năm 2021, tăng 4,9% so với năm 2020.

2821-giathep2812
Giá thép hôm nay tiếp tục giảm trong phiên giao dịch đầu tuần

Theo World Steel, Trung Quốc đã cam kết đạt mức phát thải cao nhất vào năm 2030 và giảm lượng phát thải ròng về 0 vào năm 2060. Các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và khối Liên minh châu Âu (EU) đều đang hướng tới mức phát thải ròng vào năm 2050.

World Steel ước tính rằng, lượng phế liệu sẵn có trên toàn cầu sẽ đạt khoảng 1 tỷ tấn vào năm 2030, tăng 250 triệu tấn so với con số 750 triệu tấn hiện nay.

Nhu cầu thép trong nước sẽ tăng

Nhận định về thị trường thép năm 2021, SSI Research ước tính nhu cầu thép sẽ tăng khoảng 3-5% từ mức cơ sở thấp trong năm 2020, nhờ kỳ vọng kinh tế vĩ mô chung phục hồi, cùng với hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng đặc biệt là các dự án trọng điểm mang tính cấp bách như cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, sân bay quốc tế Long Thành...

Bên cạnh đó, Việt Nam còn có cơ hội lớn trong thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh, chi phí nhân công rẻ.... Do vậy, khi các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam thì nhu cầu đầu tư nhà xưởng, khu công nghiệp sẽ tăng lên, kéo theo nhu cầu về thép xây dựng tăng theo.

Ngoài ra, các cơ hội từ hội nhập đặc biệt là việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) cũng được kỳ vọng thúc đẩy ngành thép sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.

Đối với CPTPP, việc gỡ bỏ loạt thuế quan sẽ giúp các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc gia có lợi thế như Australia.

Theo Chứng khoán BSC, các nước thành viên CPTPP là nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất thép cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đơn cử, Australia là nước cung cấp than đá và quặng chủ yếu cho nước ta, lần lượt chiếm 25,7% và 22,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.

Ngoài ra, hơn 50% lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phôi cũng là từ các nước thuộc CPTPP. Một số thành viên như Canada, Malaysia cũng có nhu cầu lớn nhập khẩu nhiều thép thành phẩm.

Trước đó, ASEAN và Mỹ là hai thị trường dẫn đầu về xuất khẩu thép của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ tăng cao, theo các chuyên gia, việc chuyển hướng xuất khẩu, mở rộng sang các thị trường khác là cần thiết.

Trong khi đó, EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020 được kỳ vọng sẽ giúp cho ngành thép rộng đường và thêm cơ hội xuất khẩu sang thị trường EU. Về mặt lý thuyết, khi EVFTA có hiệu lực sẽ mở ra cơ hội lớn cho các ngành nghề; trong đó có ngành thép.

Tuy nhiên, thị trường các nước EU ở trạng thái bão hòa với các giao dịch thương mại thép, các hoạt động chủ yếu trong nội khối. Theo số liệu của VSA, thị trường EU chiếm khoảng 4,2% tổng lượng xuất khẩu thép của Việt Nam. Trong khi đó, thị trường truyền thống là ASEAN, Trung Quốc vẫn chiếm tỷ lệ lớn, lần lượt gần 55% và 19%...

Do đó, để vào được thị trường EU, đòi hỏi các sản phẩm phải đạt rất nhiều tiêu chuẩn cao và khắt khe. Các nhà sản xuất thép Việt Nam muốn đáp ứng được tiêu chuẩn đó phải cải tiến công nghệ, kỹ thuật, thay đổi các quy trình sản xuất của mình, thay đổi các phương thức kinh doanh.

Thanh Hằng