Giá thép hôm nay 2/3/2021: Bật tăng trở lại trên Sàn Thượng Hải

Cập nhật: 10:44 | 02/03/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá thép hôm nay giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 16 nhân dân tệ lên mốc 4.663 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam).

Giá thép hôm nay 1/3/2021: Tiếp đà giảm trong phiên giao dịch đầu tuần

Giá thép hôm nay 26/2/2021: Chấm dứt đà tăng, giá thép thanh quay đầu giảm

Giá thép hôm nay 25/2/2021: Tăng phi mã

Thép cuộn cán nóng được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, tăng 2,4% lên 4.908 CNY/tấn.

Giá thép không gỉ giao tháng 4/2021 được giao dịch trên sàn Thượng Hải trong phiên đóng cửa ngày 25/02/2021 tăng 1,8% lên 15.500 CNY/tấn.

Với đà tăng chung của quặng sắt kéo giá nguyên liệu sản xuất thép tăng. Giá quặng sắt kỳ hạn được giao dịch trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng 1,4% lên 1.131 CNY/tấn (ngày 25/2).

Kể từ ngày 23/2, các thương nhân thép Trung Quốc đã nâng giá chào hàng xuất khẩu HRC lên 700 USD/tấn FOB, tăng 40 - 50 USD/tấn so với tuần trước đó.

4330-giathep23
Giá thép hôm nay bật tăng trở lại

Ngược lại, kể từ ngày 17/2, giá HRC giao dịch nội địa tại Mỹ được cho là đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 60 năm là 1.312 USD/tấn đối với đợt giao tháng 4 sắp tới.

Sau năm 2020 đầy khó khăn do đại dịch COVID-19 tác động đến cả cung lẫn cầu, các nhà máy thép châu Âu cho biết sản lượng thép thô chỉ có triển vọng tăng vừa phải trong nửa đầu năm 2021.

Hiện tại, châu Âu có 4 lò cao đã được hoạt động trở lại trong khi ba lò khác sẽ ngưng hoạt động để bảo trì vào cuối năm nay.

Tình trạng khan hiếm hàng hóa tại một số khu vực khiến giá của nhiều sản phẩm thép leo thang, thậm chí chạm mức cao nhất trong 13 năm qua. Tình trạng này có thể kéo dài cho đến quý III năm nay.

Theo Hiệp hội Thép Thế giới, các quốc gia thuộc khối Liên minh châu Âu (EU) đã sản xuất 138,8 triệu tấn thép thô vào năm 2020, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm năm thứ ba liên tiếp so với mức đỉnh là 169 triệu tấn vào năm 2017.

Cho đến ít nhất là năm 2022 hoặc 2023, các chuyên gia trong ngành sẽ không thể dự báo được khi nào sản lượng và nhu cầu sẽ quay trở lại mức trước đại dịch.

Hiệp hội các nhà sản xuất thép châu Âu Eurofer dự báo rằng, chỉ 7,4% sản lượng trong khu vực bị thất thoát trong năm 2020. Tuy nhiên, con số này sẽ được tìm lại vào năm 2021 với mức tăng trưởng sản lượng tiếp tục là 4,1% vào năm 2022.

Song song đó, tiêu thụ sẽ phục hồi nhanh hơn trong thời gian tới. Cụ thể là tăng 13,3% vào năm 2021 và tăng thêm 3,4% vào năm 2022, bù lại cho mức giảm 13% vào năm 2020.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát lần 3 ở Việt Nam được kiểm soát, các hiệp định thương mại tự do EVFTA, CPTPP được thực thi đã tạo thêm động lực cho các lĩnh vực của nền kinh tế phục hồi và phát triển hoạt động trong trạng thái bình thường mới.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO), chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2021 ước tính tăng 22,2% so với tháng cùng kỳ 2020. Trong đó, ngành chế biến - chế tạo tăng 27,2% và đóng góp hơn 1/5 mức tăng chung.

Một trong các nhân tố lý giải mức đi lên mạnh mẽ này là việc Tết Nguyên đán năm nay rơi vào giữa tháng 2, trong khi Tết năm ngoái diễn ra vào tháng 1 nên sản lượng năm ngoái tương đối thấp.

Tất cả nhóm mặt hàng đều ghi nhận tăng trưởng tiêu thụ trong tháng 1/2021, thấp nhất là thép xây dựng với 10,6%, cao nhất là thép cuộn cán nóng (HRC) với 148,2%.

Hạ Vy