Giá thép hôm nay 15/9: Giảm nhẹ trên Sàn Thượng Hải

Cập nhật: 10:12 | 15/09/2020 Theo dõi KTCK trên

Cập nhật vào lúc 10h ngày 15/9 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao tháng 1/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 2 đồng nhân dân tệ xuống 3.659 nhân dân tệ/tấn.

Giá thép hôm nay 14/9: Thị trường thế giới khởi sắc

Giá thép hôm nay 10/9: Tiếp đà giảm trên Sàn Thượng Hải

Giá thép hôm nay 9/9: Tiếp đà giảm

Tại Trung Quốc, giá thép phế liệu nội địa tăng mạnh hơn từ ngày 4/9 - 11/9. Nguyên nhân là do chỉ số giá thép phế liệu của Mysteel đã tăng 2,6 USD/tấn lên 2.624 nhân dân tệ/tấn trong quá trình vận chuyển (đã bao gồm 13% VAT).

Bên cạnh đó, việc giá thép phế liệu tăng một phần là do áp lực từ việc giá sắt thép trong nước gần đây có xu hướng giảm và lượng phế liệu trong nước tăng cao tại các nhà máy thép.

0426-giathephomnay159
Giá thép hôm nay giảm nhẹ trên Sàn Thượng Hải

Tính đến ngày 10/9, kho thép phế liệu tại 61 nhà sản xuất thép của Trung Quốc bao gồm cả nhà máy lò cao (BF) và lò điện hồ quang (EAF) đã chấm dứt 5 tuần giảm liên tiếp; sản lượng thép phế liệu đã chạm mốc 2,52 triệu tấn, đảo ngược tăng 86.700 tấn tương đương 3,6% so với tuần trước.

Dự kiến trong số 300 triệu tấn thép giai đoạn năm 2030-2031 sẽ có hơn 200 triệu tấn đến từ khu vực này. Chiến dịch trên cũng sẽ thúc đẩy Ấn Độ hướng tới nền kinh tế 5 nghìn tỉ USD do chính phủ đặt ra.

Tại thị trường trong nước, theo thống kê, sản lượng tiêu thụ phục hồi tích cực trong quý II/2020, do nhu cầu từ mảng dân dụng gia tăng. So với mức giảm 14% so với cùng kỳ trong quý I/2020, mức giảm 1% so với cùng kỳ trong quý II/2020 có thể được coi là một dấu hiệu phục hồi. Thậm chí, nhu cầu thép trong nước trong quý II/2020 còn tăng lên 1% so với cùng kỳ, trong khi quý I/2020 giảm 13%.

SSI Research cho rằng, điều này là do nhu cầu dồn nén từ quý I cũng như sức tiêu thụ thu ổn định trong kênh xây dựng dân dụng.

Tính chung 6 tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ đối với sản phẩm thép thành phẩm giảm 7% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng tiêu thụ nội địa giảm 6%. Sản lượng xuất khẩu giảm mạnh hơn ở mức 13% so với cùng kỳ do chính sách giãn cách xã hội tại một số thị trường xuất khẩu.

Trong năm 2021, SSI Research ước tính nhu cầu sẽ tăng khoảng khoảng 3-5% từ mức cơ sở thấp trong năm 2020 nhờ kỳ vọng kinh tế vĩ mô chung phục hồi, cùng với hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng và dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Trước đó hồi tháng 6/2020, Hiệp hội thép thế giới đã dự báo, nhu cầu thép toàn cầu dự kiến phục hồi 4% trong năm 2021, điều này sẽ hỗ trợ cho kênh xuất khẩu của các công ty sản xuất của Việt Nam.

Cụ thể, Worldsteel dự báo sản lượng thép thô toàn cầu năm 2020 sẽ ở mức 1,65 tỷ tấn, sau đó tăng 3,8% lên 1,71 tỷ tấn vào năm 2021.

Thu Uyên