Giá thép hôm nay 14/9/2021: Quay đầu giảm trên Sàn Thượng Hải

Cập nhật: 10:51 | 14/09/2021 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 10h30 ngày 14/9 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 29 nhân dân tệ xuống mức 5.661 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát.

Giá thép hôm nay 13/9/2021: Khởi sắc ngày đầu tuần

Giá thép hôm nay 10/9/2021: Thép thanh tăng mạnh mẽ trên sàn Thượng Hải

Giá thép hôm nay 9/9/2021: Vượt ngưỡng 5.500 nhân dân tệ/tấn

Tập đoàn Tsingtuo, nằm ở thành phố Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến, phía Đông Trung Quốc, là một trong những nhà sản xuất thép không gỉ lớn nhất thế giới. Thép không gỉ do tập đoàn này sản xuất đáp ứng được yêu cầu để làm bút bi và chiếm đến 20% thị phần của Trung Quốc.

Hiện tại, Trung Quốc được xem là nhà sản xuất bút bi lớn nhất thế giới sau khi mất nhiều năm để loại bỏ sự phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mặt hàng này.

Trước đó, Trung Quốc đã từng dựa vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu để làm đầu bút bi cho đến năm 2017, khi một mẫu thép không gỉ được phát triển trong nước chỉ dày 2,3mm ra mắt.

Việc sản xuất đầu bút bi đòi hỏi máy móc có độ chính xác cao và thép cực mỏng. Vào năm 2020, Tập đoàn Tsingtuo đã trình làng một sản phẩm chỉ dày 1,6mm. Từ khóa đằng sau điều này là đổi mới công nghệ.

5002-giathep149
Giá thép hôm nay quay đầu giảm (Ảnh minh họa)

Bà Xi Feifei từ Viện nghiên cứu Tsingtuo của Tập đoàn Tsingtuo cho biết: “Thép đầu bút bi truyền thống được làm bằng chì. Chì có một mức độ độc hại nhất định. Do đó, qua quá trình nghiên cứu và phát triển, chúng tôi đang hướng đến việc sử dụng những vật liệu không độc hại”.

Trong bối cảnh Trung Quốc dành toàn lực để đạt được tính trung hòa carbon, tập đoàn này cũng đang rất nỗ lực để phát triển sản xuất theo hướng "xanh".

Cụ thể, họ đã thiết lập các hệ thống giám sát quá trình tiêu thụ năng lượng của các nhà máy trong phạm vi sở hữu. Họ kỳ vọng rằng, các hệ thống này sẽ có cơ hội sánh tầm với các tiêu chuẩn quốc gia và thậm chí quốc tế.

Ông Zhong Shengjiang, Tổng Giám đốc điều hành tại Tsingtuo Group, cho biết: "Chúng tôi đã đầu tư 300 triệu nhân dân tệ vào việc xây dựng hai hệ thống xử lý chất thải bằng thép không gỉ nặng 3 triệu tấn".

Ông nhận định, đây là một trong những trường hợp xỉ thép không gỉ hàng đầu thế giới và nó có thể được xử lý mà không cần rời khỏi khu công nghiệp, CGTN đưa tin.

CITIC Futures cho biết than luyện cốc sẽ được hỗ trợ trong ngắn hạn do nguồn cung hạn chế và lệnh cấm nhập khẩu than từ Australia kéo dài trong vài năm cũng ảnh hưởng đến giá than. Bên cạnh đó giá than cốc cũng có thể bị ảnh hưởng do cắt giảm sản lượng gang.

Theo thông tin Bloomberg đăng tải hôm thứ Sáu (10/9), Mỹ đã đệ trình đề nghị ban đầu lên Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến hệ thống hạn ngạch thuế quan, nhằm giải quyết tranh chấp kéo dài 3 năm đối với thép nhập khẩu từ khối này.

Các quan chức Mỹ và EU sẽ thảo luận về vấn đề này tại cuộc họp khai mạc Hội đồng Thương mại và Công nghệ Mỹ - EU vào ngày 29/9 tới tại thành phố Pittsburgh (bang Pennsylvania).

Hạn ngạch thuế quan cho phép các quốc gia xuất khẩu số lượng cụ thể của một sản phẩm sang các quốc gia khác với mức thuế thấp hơn, nhưng các lô hàng trên ngưỡng được xác định trước sẽ phải chịu mức thuế cao hơn.

Đề xuất được đưa ra sau khi các nhà lãnh đạo Mỹ và EU vào tháng 5 đã đồng ý vạch ra một lộ trình chấm dứt các tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau khi Mỹ áp dụng thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ EU theo Mục 232.

Ủy ban châu Âu đã xác nhận với các đối tác của Mỹ rằng, họ muốn tìm ra giải pháp cho vụ việc này trước ngày 1/12 năm nay.

Nhiều "ông lớn" ngành thép vẫn lãi cao giữa đại dịch COVID-19

Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 quay lại Việt Nam với tốc độ siêu lây nhiễm, số ca nhiễm theo ngày liên tục lập kỷ lục khiến kinh tế trở nên khó khăn, doanh nghiệp lao đao. Tuy nhiên, trái ngược lại với bức tranh kinh doanh u ám, nhiều “ông lớn” ngành thép vẫn lãi cao giữa đại dịch COVID-19.

Đi đầu là Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Theo công bố, tháng 8/2021, Tập đoàn nay đạt sản lượng thép thô 681.000 tấn, tăng 40% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt 690.000 tấn. Trong đó, thép xây dựng đạt 268.000 tấn, giảm 17% so với cùng kỳ.

Tiếp theo là Tập đoàn Hoa Sen cũng ghi nhận lãi trên 1.700 tỷ đồng trong quý 2/2021, tăng trưởng 435% so với cùng kỳ năm ngoái. Tập đoàn của Chủ tịch Lê Phước Vũ tiêu thụ trên 615.000 tấn sản phẩm thép, tăng 56%.

Trong quý 2 vừa qua, Thép Nam Kim cũng báo lãi kỷ lục 848 tỷ đồng, gấp 49 lần quý 2/2020. Tính chung nửa đầu năm nay, Thép Nam Kim đạt 11.862 tỷ đồng doanh thu, tăng 149% so với cùng kỳ. Lãi ròng gấp gần 20 lần lên mức 1.166 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Tổng Công ty thép Việt Nam và Đầu tư Thương mại SMC cũng thông báo lợi nhuận tăng trưởng lần lượt 156% và 1.173%. Lũy kế 6 tháng, SMC ghi nhận lãi ròng 710 tỷ đồng, cao gấp gần 13 lần cùng kỳ.

Một số doanh nghiệp chuyển từ lỗ trong quý 2/2020 sang có lãi trong quý 2 năm nay như: Thép Tiến Lên, Thép Pomina hay Kim khí KKC.

Theo Chứng khoán Bản Việt (VCSC), biên lợi nhuận của các nhà sản xuất thép niêm yết tại Việt Nam gia tăng nhờ hưởng lợi từ xu hướng tăng của cả nguyên liệu đầu vào (quặng sắt và HRC) và giá thép thành phẩm thông qua tích lũy nguyên liệu đầu vào với giá thấp hơn.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, sự tăng trưởng của thị trường xuất khẩu đã giúp làm giảm áp lực nguồn cung cho thị trường trong nước thời gian qua.

Ông Nguyễn Văn Sưa, chuyên gia ngành thép cho hay, để duy trì sản xuất và công việc cho người lao động, nhiều doanh nghiệp ngành thép nói riêng và nhiều ngành nghề phải tìm hướng xuất khẩu. Bởi lẽ thị trường trong nước vì ảnh hưởng của COVID-19, giãn cách xã hội mà việc vận chuyển, xây dựng bị dừng lại.

Minh Phương