Giá than cốc tăng vọt lên 410 USD/tấn, cao gấp 3 lần kể từ đầu năm 2020

Cập nhật: 08:32 | 28/09/2021 Theo dõi KTCK trên

Theo trang ABC News, trái với diễn biến giá quặng sắt, giá than cốc liên tục tăng vọt trong thời gian qua. Theo đó, giá than cốc tăng lên mức 410 USD/tấn, cao gấp 3 lần kể từ đầu năm 2020.

Giá gạo Thái Lan xuống thấp nhất trong hơn 1 năm qua

Giá gas hôm nay 27/9/2021: Giá khí đốt tự nhiên tăng nhẹ 3%

Giá thép hôm nay 27/9/2021: Khởi sắc ngày đầu tuần

Hiện nay, giá than cốc đã vượt qua quặng sắt, trở thành nguyên liệu chiếm tỉ trọng lớn nhất trong chi phí đầu vào để sản xuất thép.

Do nguồn cung cấp than luyện kim trong nước không đủ, Trung Quốc đang chạy đua để tìm kiếm các lô hàng từ khắp châu Á, Bắc Mỹ và cả Colombia.

Trung Quốc đang săn lùng các nhà cung cấp mới thay thế Australia. Điều tạo cơ hội cho các quốc gia sản xuất thép lớn nhưng lượng than luyện kim trong nước hạn chế như Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và EU cũng đang đổ xô tìm đến Australia để nhập khẩu nguyên liệu.

2244-giathan
Ảnh minh họa

Nhà phân tích khai thác mỏ Peter Strachan cho biết việc giá than luyện cốc tăng trong khi nhu cầu quặng sắt giảm có vẻ phi lý nhưng thực tế nguyên nhân nằm ở khâu vận chuyển.

"Thông thường các hoạt động vận chuyển than luyện cốc phải đi qua biên giới từ Mông Cổ. Tuy nhiên do các hạn chế liên quan đến dịch Covid, họ không thể có đủ tài xế xe tải để làm điều đó", ông nói.

Nguồn cung than luyện cốc trong nước không đủ, các nhà sản xuất Trung Quốc đã chạy đua để tìm nguồn vận chuyển từ khắp châu Á, Bắc Mỹ và xa hơn như Columbia.

Trung Quốc tìm các nguồn cung cấp mới thay thế cho Australia là cơ hội cho các quốc gia sản xuất thép lớn với nguồn cung than luyện cốc trong nước hạn chế như Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và EU chuyển nguồn hàng sang Australia.

Giám đốc Câu lạc bộ khai thác mỏ khu vực, bà Bowen Basin Jodie Currie cho biết việc mất thị trường Trung Quốc đã mở ra cánh cửa mới cho các nhà khai thác mỏ tại Australia.

Nhiều nhà bình luận cho rằng lo ngại về quả “bom nợ” Evergrande, một trong những nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc, sẽ là chất xúc tác khiến giá quặng sắt ngày càng giảm.

Chuyên gia phân tích Peter Strachan cho biết với việc gia tăng tái chế kim loại trong nước, nhu cầu than luyện kim ở Trung Quốc có thể sớm đạt đỉnh.

"Cuối cùng sẽ có sự điều chỉnh, vấn đề Evergrande sẽ khiến việc mở rộng sản xuất thép bị gián đoạn. Chúng tôi cũng thấy rằng sẽ có nhiều sắt phế liệu được sử dụng để sản xuất thép. Loại thép này có thể chiếm khoảng 20,3% tổng sản lượng thép của Trung Quốc" ông nói.

Sản lượng trong tháng 7 và 8 giảm là kết quả của lệnh siết chặt ngành thép của chinh phủ Trung Quốc. Điều này kéo theo sự suy giảm của các ngành công nghiệp gây ô nhiễm khác như xi măng.

Sau khi giá quặng sắt lao dốc từ 230 USD/tấn trong tháng 5 xuống còn 93 USD/ tấn trong những tuần gần đây, sự ổn định đã quay trở lại thị trường sau những dấu hiệu cho thấy Evergrande sẽ trả lãi suất đúng hạn.

Báo cáo gần đây của Hội đồng Tài nguyên Queensland (QRC) đã nhấn mạnh sự thiếu hụt công nhân lành nghề tại Australia là cản trở lớn với việc mở rộng khai thác mỏ trong thời kỳ COVID-19.

Giám đốc điều hành Ian McFarlane mô tả tình trạng thiếu hụt nhân sự đến như một "cơn bão hoàn hảo" trong giai đoạn ngành khai thác mỏ muốn mở rộng khai thác. Chính phủ Australia dự báo xuất khẩu than của Queensland sẽ tăng 23% vào năm 2025.

Việc tìm kiếm và giữ chân nhân viên lành nghề trở thành ưu tiên số một trong cuộc khảo sát tâm lý CEO mới nhất của QRC. Công nhân trong lĩnh vực khai thác mỏ tại đây đã tăng lên 85.000, tăng hai phần ba trong 5 năm qua.

Bà Currie cho biết ngành công nghiệp này đã thất bại trong việc giữ chân những người thợ lành nghề trong quá khứ và đang cam kết sẽ thay đổi. "Chúng tôi có lẽ đã tự gây ra sự bất công trong những năm qua trong việc không đầu tư nhiều như những gì chúng tôi cam kết".

QRC có kế hoạch mở rộng Học viện Khoáng sản và Năng lượng Queensland, nhằm khuyến khích sinh viên khai thác mỏ và sự nghiệp liên quan tại 100 trường học trước năm 2023.

Thanh Hằng

Tin cũ hơn
Xem thêm