Giá heo hơi hôm nay 9/6/2021: Đồng loạt đi ngang

Cập nhật: 06:20 | 09/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá heo hơi hôm nay tiếp tục đứng yên tại nhiều tỉnh thành. Hiện nay, giá thu mua heo hơi dao động trong khoảng 65.000 - 72.000 đồng/kg. Với thực trạng như hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi được coi là đối tượng ảnh hưởng đầu tiên khi hầu hết đều trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Giá heo hơi hôm nay 8/6/2021: Tiếp tục chững giá tại nhiều địa phương

Giá heo hơi hôm nay 7/6/2021: Khởi sắc tuần mới

Dự báo giá heo hơi tuần tới (7-12/6): Ít biến động trong tuần tới?

Tại khu vực miền Bắc, giá thu mua không ghi nhận biến động mới trong ngày hôm nay. Mức giá cao nhất khu vực là 69.000 đồng/kg, được chứng kiến tại các tỉnh thành Hưng Yên, Phú Thọ, Hà Nội.

Các địa phương còn lại vẫn duy trì thu mua ổn định quanh mức 68.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 65.000 - 69.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, thị trường heo hơi không có nhiều biến động mới so với ngày hôm qua. Hiện tại, các tỉnh thành đang giao dịch trong khoảng 67.000 - 68.000 đồng/kg.

Riêng tỉnh Quảng Nam giảm nhẹ 1.000 đồng/kg về mức 67.000 đồng/kg. Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 67.000 - 72.000 đồng/kg.

1907-giaheohoi96
Giá heo hơi hôm nay đồng loạt đi ngang (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng giá thức ăn chăn nuôi tăng tại Thanh Hóa là do nguyên liệu đầu vào tăng cao. Bên cạnh đó, nước ta vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đang phải phụ thuộc tới 80% vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Mỹ, EU, Nga...

Đây là khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, nên khâu kiểm soát khắt khe, thậm chí có thời điểm phải tạm dừng hoạt động khiến chuỗi cung ứng bị đứt đoạn. Ngoài ra, chi phí vận chuyển cũng tăng trung bình 200% - 300% do thiếu tàu vận tải biển và container.

Với thực trạng như hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi được coi là đối tượng ảnh hưởng đầu tiên khi hầu hết đều trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung, vừa sản xuất, vừa chờ nguyên liệu. Tiếp đến là người chăn nuôi, nhất là người chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, theo báo Thương Hiệu & Công Luận.

Tại miền Nam, các địa phương đồng loạt lặng sóng trong hôm nay. Hầu hết các tỉnh thành đều thu mua quanh mốc 68.000 đồng/kg. Hai tỉnh Đồng Nao và Vĩnh Long cùng giao dịch ở mức 67.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.

Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay đang dao động trong khoảng 67.000 - 70.000 đồng/kg.

Nhập khẩu thịt heo từ Nga tăng 700%

Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong tháng 4, Việt Nam nhập khẩu 16,5 nghìn tấn thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh với trị giá 36,5 triệu USD, tăng 164% về lượng và tăng 138% về trị giá so với tháng 4/2020. Giá nhập khẩu trung bình đạt 2.212 USD/tấn, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2020.

Lũy kế 4 tháng đầu năm, nhập khẩu thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 51 nghìn tấn, trị giá 116,5 triệu USD, tăng 118% về lượng và tăng 112% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Việt Nam nhập khẩu thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh từ 23 thị trường, trong đó nhập khẩu từ Nga chiếm gần 34%; Canada chiếm 22%; Brazil chiếm 10%; Đan Mạch chiếm 8% và Ba Lan chiếm gần 7%.

Trong đó, Nga là thị trường cung cấp thịt heo lớn nhất cho Việt Nam, đạt 22 nghìn tấn, trị giá 60 triệu USD, tăng 708% về lượng và tăng 369% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài Nga, Việt Nam còn là "miếng bánh" hấp dẫn của nhiều quốc gia xuất khẩu thịt trên thế giới. Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam đang trở thành thị trường đầy tiềm năng cho các nhà xuất khẩu thịt heo Mỹ.

Năm 2020, Hội đồng các nhà sản xuất thịt heo Mỹ cho biết Việt Nam đã nhập khẩu chỉ 25 nghìn tấn thịt heo từ Mỹ, tương đương 54 triệu USD. Trong khi, Mexico, nước nhập khẩu thịt heo lớn thứ 2 của Mỹ, tiêu thụ tới 735 nghìn tấn, tương đương 1,2 tỷ USD.

Các nhà sản xuất Mỹ phân tích Mexico có lợi thế địa lý gần nhưng chỉ tiêu thụ thịt heo ở mức 14 kg/người/năm. Trong khi, Việt Nam có vị trí địa lý xa, dân số 96 triệu người, tiêu thụ gần 26 kg/người/năm. Do đó, Việt Nam trở thành một mục tiêu xuất khẩu của các nhà sản xuất thịt heo.

Đặc biệt, Việt Nam đã giải quyết các bất lợi về thuế đối với nhập khẩu thịt heo của Mỹ từ tháng 7 đến 12/2020. Cụ thể, Việt Nam tạm thời hạ thuế MFN từ 15% xuống 10% đối với các sản phẩm thịt heo Mỹ. Kết quả là xuất khẩu thịt heo Mỹ tăng gấp đôi trong thời gian so với nửa đầu năm 2020.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tổng đàn heo trên thế giới được dự báo đạt 1,15 tỷ con, giảm 1,5% so với năm 2020.

Tổng đàn heo giảm do tác động kép từ dịch tả heo châu Phi và đại dịch Covid-19. Đây cũng là nguyên nhân làm gián đoạn hoạt động sản xuất và chế biến của các chuỗi cung ứng trên toàn thế giới.

USDA nhận định đây là cơ hội cho xuất khẩu của thịt heo Mỹ và dự báo giá thịt heo của Mỹ tiếp tục có xu hướng tăng trong thời gian tới.

Minh Phương

Tin cũ hơn
Xem thêm