Giá gas hôm nay 25/10/2021: Tăng mạnh phiên đầu tuần

Cập nhật: 11:29 | 25/10/2021 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 11h ngày 25/10 (theo giờ Việt Nam), giá gas hôm nay trên thế giới đang được giao dịch ở mức 5,709 USD/mmBTU đối với hợp đồng tháng 12/2021.

Giá gas hôm nay 22/10/2021: Thị trường thế giới quay đầu giảm

Giá gas hôm nay 21/10/2021: Giá khí đốt tự nhiên bật tăng mạnh mẽ

Giá gas hôm nay 20/10/2021: Liên tiếp trượt dốc dài

Giá khí đốt tự nhiên tăng cao ở châu Âu và châu Á đã thúc đẩy nhu cầu toàn cầu đối với các sản phẩm dầu mỏ, mang lại lợi ích cho các nhà máy lọc dầu trên toàn cầu.

Tuy nhiên, chính giá khí đốt tự nhiên kỷ lục này đã bắt đầu đè nặng lên ngành công nghiệp lọc dầu, vốn vừa tăng trở lại sau nhiều quý yếu liên tiếp do tiêu thụ nhiên liệu sụt giảm do đại dịch gây ra.

Ngoài việc sản xuất thép, hóa chất và phân bón ở châu Âu chậm lại, giá khí đốt tự nhiên kỷ lục đang làm tăng đáng kể chi phí hoạt động cho các nhà máy lọc dầu vì khí tự nhiên đang được sử dụng để sản xuất hydro tại các đơn vị hydrocracker và hydrotreater loại bỏ lưu huỳnh từ dầu thô có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn.

Các nhà lọc dầu của Mỹ có lợi thế hơn các đối thủ châu Á và châu Âu trong tình huống này do giá khí đốt tự nhiên ở Mỹ thấp hơn nhiều. Mặc dù của tại Hoa Kỳ giá tiêu chuẩn Henry Hub đã tăng hơn gấp đôi kể từ đầu năm, giá khí đốt tự nhiên của Mỹ vào khoảng 5 USD/mmBtu so với mức giá tương đương 25-35 USD/mmBtu ở châu Âu và châu Á.

4610-giagas2510
Giá gas hôm nay tiếp tục tăng (Ảnh minh họa)

Trong những tuần gần đây, chi phí để các nhà máy lọc dầu sản xuất hydro trên mỗi thùng dầu thô chế biến đã tăng gấp 10 lần so với chi phí hydro đầu vào hồi năm 2019, theo ước tính trong báo cáo dầu hàng tháng mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) do trích dẫn Argus. Chi phí hydro hiện vào khoảng 6 USD/thùng dầu thô chế biến, so với chỉ 0,60 USD/thùng vào năm 2019.

Tuy nhiên, do tồn kho các sản phẩm tinh chế trên toàn cầu thấp, biên lợi nhuận từ lọc dầu đã phục hồi mạnh mẽ trong quý 3 bất chấp giá dầu thô tăng.

Nhu cầu nhiên liệu phục hồi và nhu cầu bổ sung đối với các sản phẩm dầu trong bối cảnh giá than và khí đốt tự nhiên cao kỷ lục đã đẩy tỷ suất lợi nhuận lọc dầu toàn cầu lên mức trước đại dịch.

Callum Macpherson, người đứng đầu bộ phận hàng hóa tại Investec Plc, nói với : “Nếu bạn đang ở châu Âu hoặc châu Á, nó rất, rất đắt, vì vậy nó chắc chắn sẽ có tác động”.

Nhờ giá khí đốt tự nhiên ở Mỹ thấp hơn so với châu Âu và châu Á, các nhà máy lọc dầu ở Mỹ sẽ không bị hạn chế trong việc chế biến các loại dầu thô có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn như các công ty cùng ngành ở các khu vực khác.

Các loại có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn gần đây đã mở rộng chiết khấu đối với các loại thô ngọt hơn, điều này cũng mang lại lợi nhuận cho việc tinh chế đối với những loại có khả năng chế biến các loại có hàm lượng lưu huỳnh cao do giá thành đầu vào thấp hơn.

Triển vọng phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 là tương đối lạc quan, song liên minh dầu mỏ vẫn cảnh báo về nguy cơ suy giảm nhu cầu dầu mỏ trong trung hạn, cho rằng những lo lắng về tốc độ và quỹ đạo của sự phục hồi này có thể ảnh hưởng tới thị trường năng lượng toàn cầu.

Bên cạnh đó, vẫn còn những rủi ro khác về sự lây lan của các biến thể COVID-19, áp lực lạm phát và khả năng các ngân hàng trung ương ngừng các chương trình nới lỏng định lượng nhiên liệu quy mô lớn.

Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở châu Á tăng mạnh trong tuần do khách hàng mua dẫn đầu thế giới là Trung Quốc đối mặt với tình trạng suy thoái nguồn điện đang diễn ra và hàng tồn kho thấp ở châu Âu.

Các nguồn tin trong ngành cho biết, giá LNG giao tháng 11 ở Đông Bắc Á đạt 37 USD/mmBtu, tăng gần 16% so với tuần trước. Giá giao trong tháng 12 đạt khoảng 38 USD/mmBtu.

Bangladesh đã mua khí LNG từ Vitol để giao vào giữa tháng 10 với giá 35,89 USD/mmBtu và một lô hàng khác từ Gunvor để giao hàng vào cuối tháng 10 với giá 36,95 USD/mmBtu, đây là mức giá cao.

Giá cước vận chuyển LNG tăng trong tuần qua và ở mức cao nhất trong nhiều tháng do nhu cầu LNG tăng đã thúc đẩy nhu cầu vận chuyển.

Tại thị trường trong nước, chiều ngày 30/9, Công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu dầu khí Thái Bình Dương thông báo từ ngày 1/10, giá gas Pacific Petro, City Petro, Vimexco Gas tăng 42.000 đồng/bình loại 12 kg và tăng 157.500 đồng/bình loại 45 kg. Như vậy, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng tối đa 484.000 đồng/bình 12kg và 1.813.500 đồng/bình 45 kg.

Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) cũng thông tin: từ ngày 1/10, giá gas tăng 42.000 đồng/bình 12 kg. Như vậy, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng là 461.500 đồng/bình 12kg.

Tương tự, Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam thông báo giá bán PetroVIETNAM Gas tăng 42.000 đồng/bình 12 kg và 157.500 đồng/bình 45 kg. Giá bán lẻ đến người tiêu dùng là 460.900 đồng/bình 12kg và 1.728.670 đồng/bình 45 kg.

Theo các công ty gas, do giá gas thế giới tháng 10 công bố 797,5 USD/tấn, tăng 132,5 USD so với tháng 9 nên các công ty điều chỉnh tăng tương ứng. Đây là tháng thứ tám trong năm 2021 giá gas tăng liên tiếp và là mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay.

Theo đó, mức tăng khủng này đã được dự báo trước, nguyên nhân bởi giá khí đốt ở châu Âu tăng kỷ lục và chưa có dấu hiệu dừng.

Đồng thời, các nước Sri Lanka, Chile, Đan Mạch, Pháp, Đức, Montenegro và Anh đã công bố Hiệp định "No New Coal Power Compact" (Nói không với điện than) đã tiếp đà cho giá LPG tiếp tục tăng mạnh, kéo theo đà tăng mạnh của giá gas trong nước.

Hạ Vy

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm