Giá gạo hôm nay 8/8: Đi ngang phiên sáng

Cập nhật: 06:53 | 08/08/2020 Theo dõi KTCK trên

Cập nhật vào lúc 6h sáng nay (8/8) giá gạo xuất khẩu tăng cao nhất kể từ tháng 6, hiện đạt mức 470 USD/tấn.

Giá gạo hôm nay 7/8: Giữ đà tăng

Giá gạo hôm nay 6/8: Giữ mức cao

Giá gạo hôm nay 5/8: Giữ mức cao

5201 giagaohomnay88
Giá gạo hôm nay ổn định giá vào phiên sáng

Giá lúa gạo hôm nay giữ xu hướng tăng khi các kho nhà đang đẩy mạnh thu mua gạo cuối vụ, nguồn cung hạn hẹp. Việt Nam đang vào vụ gieo trồng lúa Thu Đông, vụ thu hoạch này sẽ bắt đầu từ tháng 10 tới.

Giá gạo NL IR 504 Việt dao động ở mức 9.100 đồng/kg, tăng từ 150 - 200 đồng/kg. Chủng loại TP IR 504 (5% tấm) đang ở mức 10.700 - 10.800 đồng/kg, tăng 200 - 300 đồng/kg so với hôm qua 6/8. Giá tấm 1 IR 504 dao động quanh mức 8.400 - 8.500 đồng/kg, giá cám vàng hôm nay đang dao động ở mức 5.600 - 5.650 đồng/kg.

Tại Thái Lan, gạo 5% tấm xuất khẩu giá hiện ở mức 463 - 485 USD/tấn, ít thay đổi so với mức 465 - 483 USD/tấn cách đây một tuần. Reuters dẫn lời một thương nhân ở Bangkok cho biết đồng baht mạnh so với USD đã giữ giá gạo Thái Lan vững ở mức cao hơn so với các đối thủ khác. Thị trường Thái Lan vẫn lo ngại về nguồn cung do hạn hán hồi đầu năm ảnh hưởng đến sản xuất.

Tại Ấn Độ, gạo đồ 5% tấm có giá vững ở 380 - 385 USD/tấn như cách đây một tuần. Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ đang khó khăn trong việc thực hiện các đơn hàng xuất khẩu do bị hạn chế về số lượng container và công nhân tại các nhà máy xay xát cũng như ở cảng xuất khẩu gạo lớn nhất nước này do số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh.

Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam có giá 470 USD/tấn, mức cao nhất kể từ giữa tháng 6 và tăng so với mức 440 - 450 USD/tấn cách đây một tuần.

Theo Tổng Cục Thống kê cho thấy gạo là mặt hàng nông sản duy nhất ghi nhận tăng trưởng 10,9%, đạt 1,9 tỷ USD. Trong khi đó, những mặt hàng nông sản còn lại đều có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước như rau quả, cà phê, hạt điều, cao su, đặc biệt, cao su giảm 20,3%, đạt 405 triệu USD.

Xuất khẩu hàng hóa 7 tháng đầu năm ước đạt 145,8 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực trong nước tiếp tục là điểm sáng của bức tranh xuất khẩu, đạt gần 50,8 tỷ USD, tăng 13,5%. Trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt hơn 95 tỷ USD, giảm 5,7%.

Hoa Kỳ duy trì vị trí nhà nhập khẩu hàng hóa số 1 của Việt Nam, ước đạt gần 38 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Thứ hai là Trung Quốc đạt gần 24 tỷ USD, tăng 18,4 %. Trong khi đó, xuất khẩu EU giảm 5,9%, đạt 19,5 tỷ USD.

Nhiều thị trường nhập khẩu truyền thống đều ghi nhận việc nhập khẩu tăng trưởng âm, như Hàn Quốc, ASEAN và cả Trung Quốc. Tuy nhiên, nhập khẩu từ Hoa Kỳ, EU vẫn duy trì đà tăng, lần lượt 2,5% và 6%.

Thu Uyên