Giá gạo hôm nay 16/1/2021: Thị trường trong nước duy trì ở mức cao

Cập nhật: 06:24 | 16/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 6h sáng nay (16/1), giá gạo bán lẻ trong nước giữ mức cao khi nguồn cung đang khan hiếm. Gạo xuất khẩu Việt Nam gặp bất lợi trước Ấn Độ và Pakistan vì giá quá cao.

Giá gạo hôm nay 15/1/2021: Ổn định sau nhiều phiên biến động

Cải thiện chất lượng tăng sức cạnh tranh của gạo Việt

Giá gạo hôm nay 14/1: Thị trường ổn định giá

Cụ thể, giá lúa tại An Giang, giá lúa IR 504 ở mức 6.900 đồng/kg; Đài thơm 8 7.300 đồng/kg; OM 5451 6.900 đồng/kg; OM 6976 7.000 đồng/kg; lúa Jasmine 7.000 đồng/kg; OM 9577 6.900 đồng/kg; OM 9582 6.900 đồng/kg. Lúa nếp ở mức 7.700 đồng/kg.

Gạo giá tấm IR 504 trong nước là 10.000 đồng/kg. Giá cám vàng là 7.100 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg. Gạo NL IR 504 đang có giá 10.100 đồng/kg, gạo TP IR 504 (5% tấm) 11.400 đồng/kg.

2256-giagao161
Giá gạo hôm nay giữ ở mức cao tại thị trường trong nước

Theo Thesaigontime, Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết, mức giá chào bán của Ấn Độ và Pakistan đang cạnh tranh hơn rất nhiều so với các đối thủ còn lại, cụ thể: gạo 5% và 25% tấm của Ấn Độ lần lượt được chào bán với giá 368 - 372 và 328 - 332 USD/tấn; gạo 5% và 25% tấm của Pakistan lần lượt được chào bán 423 - 427 và 381 - 385 USD/tấn.

Trong khi đó, gạo 5% tấm xuất khẩu của Thái Lan ở mức 510 - 516 USD/tấn. Gạo 5% tấm của Việt Nam là 508 - 512 USD/tấn và 25% tấm là 483 - 487 USD/tấn.

Điều này có nghĩa, giá gạo 5% của Ấn Độ và Pakistan đang thấp hơn của Việt Nam từ 85 - 140 USD/tấn; gạo 25% tấm của Ấn Độ và Pakistan đang thấp hơn của Việt Nam từ 102 - 155 USD/tấn.

Các chuyên gia cho rằng, gạo 5% tấm của Việt Nam thuộc phân khúc gạo cấp trung, được sản xuất từ các giống có chất lượng khá thuộc dòng OM như: OM 5451, OM 18, chứ không phải là từ IR 50404 như trước đây.

Trong khi đó, gạo 5% tấm của Ấn Độ và Pakistan thuộc dạng phân khúc cấp thấp, tức được sản xuất từ các chủng loại giống lúa như lúa IR 50404 của Việt Nam, do đó gạo 5% tấm của Việt Nam bán trên 500 USD/tấn vẫn được các khách hàng chấp nhận.

Nếu Việt Nam quay lại sản xuất lúa IR 50404 quá dư thừa như trước đây, thì chắc chắn sẽ không thể cạnh tranh được với Ấn Độ, Pakistan. Ấn Độ và Pakistan bán gạo nở, chứ không phải gạo dài, trắng, dẻo đẹp như của Việt Nam.

Xuất khẩu gạo năm 2020 của Việt Nam ước đạt 6,15 triệu tấn, mang về kim ngạch khoảng 3,07 tỷ USD. Mặc dù lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 3,5% so với năm 2019, chủ yếu vì mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng tới 9,3%. Giá xuất khẩu bình quân cả năm ước 499 USD/tấn, tăng 13,3% so với năm 2019. Đây là mức giá cao nhất những năm gần đây, giúp người trồng lúa tăng thêm thu nhập.

Philippines dự báo sẽ tăng nhập khẩu thêm 0,4 triệu tấn vì sản lượng dự kiến giảm gần 8% và tiêu thụ sẽ tăng đều đặn. Hiện doanh nghiệp đang xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines với mức giá cao. Cụ thể, gạo hạt dài 5% tấm đang chào bán ở mức 540 - 550 USD/tấn, gạo thơm có giá từ 560 - 570 USD/tấn. Nhu cầu lớn trong khi nguồn cung giảm sẽ giữ giá gạo ổn định ở mức cao tại thị trường này trong năm 2021.

Thông tin từ Philippines mới đây cho biết, quốc gia này sẽ cần nhập khẩu ít nhất 1,69 triệu tấn gạo trong năm nay để đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

Philippines đang đối mặt với nguy cơ khan hiếm gạo do nguồn cung gạo trong nước năm nay bị thắt chặt, giữa bối cảnh thị trường gạo thế giới đang lao đao vì tình trạng vận chuyển gạo bị chậm trễ và xu hướng tích trữ lương thực trên toàn cầu.

Thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới này thường dành tới 90% lượng gạo nhập khẩu để mua của Việt Nam.

Nhập khẩu gạo vào Philippines năm 2020 đạt 2,3 triệu tấn, so với mức kỷ lục cao 2,9 triệu tấn của năm 2019, khi nước này dỡ bỏ những hạn chế nhập khẩu gạo kéo dài suốt 2 thập kỷ, khiến tư nhân tăng cường nhập vào.

Thu Uyên

Tin cũ hơn
Xem thêm