Giá cao su đầu tháng 9 sụt giảm rõ rệt

Cập nhật: 15:00 | 21/09/2021 Theo dõi KTCK trên

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), ngày 8/9, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 10 giao dịch ở mức 190,5 Yên/kg (tương đương 1,73 USD/kg), giảm 3,5% so với cuối tháng 8 và giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Giá lăn bánh xe ô tô Honda CR-V cuối tháng 9/2021: Hỗ trợ 100% phí trước bạ

Giải pháp nào để đưa ngành gỗ Việt Nam vươn xa hơn?

Thị trường thép tháng 8/2021: Nhu cầu thép dự kiến sẽ giảm nhẹ

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), ngày 8/9 giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 10 ở mức 12.590 NDT/tấn (tương đương 2 USD/kg), giảm 1,8% so với cuối tháng 8, nhưng tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Tuần từ ngày 30/8 - 3/9, tồn kho cao su tự nhiên dựa theo chứng từ tại SHFE đạt 192.780 tấn, tăng 4.000 tấn (tương đương tăng hơn 2%) so với tuần trước đó; số liệu tồn kho theo hợp đồng tương lai đạt 225.354 tấn, tăng 5.762 tấn (tương đương tăng 2,6%) so với tuần trước đó.

Tại Thái Lan, giá có xu hướng giảm mạnh, nhất là trong mấy phiên gần đây. Ngày 8/9, giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 55,5 Baht/kg (tương đương 1,7 USD/kg), giảm 2,4% so với cuối tháng 8 và giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2020.

5633-giacaosu
Ảnh minh họa

Theo Cục Xuất nhập khẩu từ đầu tháng 9 đến nay, giá cao su tại châu Á có xu hướng giảm mạnh trong bối cảnh sản lượng ô tô sụt giảm do thiếu chip trên phạm vi toàn cầu.

Tại thị trường trong nước, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động từ đầu tháng 9 đến nay.

Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được thu mua ở mức 308 - 315 đồng/độ mủ, ổn định so với cuối tháng 8/2021. Tại Bình Dương giá mủ cao su nguyên liệu được thu mua ở mức từ 333 - 335 đồng/độ mủ.

Tại Đồng Nai, giá mủ cao su nguyên liệu được thu mua ở mức từ 321- 328 đồng/độ mủ. Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu được thu mua ở mức 16.000-18.000 đồng/ kg tùy loại.

Theo Cục Xuất nhập khẩu dại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến ngành cao su nước ta khi hàng loạt nhà máy sơ chế, chế biến cao su phải cắt giảm sản xuất hoặc tạm ngừng hoạt động; người trồng cao su tiểu điển ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh cũng phải tạm ngừng thu hoạch mủ cao su vì giãn cách xã hội.

Lượng xuất khẩu cao su tháng 8 giảm hơn 10% do nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ước tính trong tháng 8, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 200.000 tấn, trị giá 328 triệu USD, giảm 2,2% về lượng và giảm 3% về trị giá so với tháng 7.

So với tháng 8/2020 giảm 10,3% về lượng, nhưng tăng 19,6% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân ở mức 1.640 USD/tấn, giảm 0,8% so với tháng 7/2021, nhưng tăng 33,2% so với tháng 8/2020.

VnEconomy dẫn thông tin từ Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cho biết nhu cầu nhập khẩu cao su của các thị trường lớn như EU, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ dự báo tiếp tục xu hướng tăng nhờ kinh tế ở các nước này đang dần hồi phục do các biện pháp phong tỏa được nới lỏng.

Tuy nhiên, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 8/2021 đang bị ảnh hưởng bởi nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất do nằm trong khu vực phong tỏa, hoặc sản xuất bị ảnh hưởng bởi công nhân nghỉ việc, bị cách ly, sống trong vùng có dịch...

Dù vậy, lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,12 triệu tấn, trị giá 1,87 tỷ USD, tăng 23,3% về lượng và tăng 61,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2021, phần lớn các chủng loại cao su xuất khẩu đều đạt được tăng trưởng khá so với so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, một số chủng loại như: SVR 20, SVR 10, cao su tổng hợp, RSS3, SVR 3L, SVR CV60, SVR CV50… đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280) là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 61,5% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 565.100 tấn, trị giá 924,72 triệu USD, tăng 27,7% về lượng và tăng 63,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

5627-giacaosu
Một số chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2021 (Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam/Bộ Công Thương)

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 99,6% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, đạt 562.740 tấn, trị giá 920,22 triệu USD, tăng 29,4% về lượng và tăng 65,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Về giá xuất khẩu, trong 7 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su hầu hết đều có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2020, trừ cao su tổng hợp có giá xuất khẩu bình quân giảm.

Trong đó, một số chủng loại cao su có giá xuất khẩu bình quân tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 như: Latex tăng 35,6%, RSS1 tăng 44,4%, RSS3 tăng 37,3%, SVR CV60 tăng 34,8%, SVR 3L tăng 32,7%, SVR CV50 tăng 31,5%..

Tại thị trường trong nước, các công ty nhiều lần điều chỉnh giá mủ cao su nguyên liệu như tại Bình Phước, cuối tháng 8/2021, giá thu mua mủ nước dao động khoảng 315 - 320 đồng/độ TSC, giảm nhẹ so với đầu tháng 8/2021.

Tại Đông Nam bộ, giá mủ cao su tiểu điền được các thương lái thu mua giao động quanh mức 250 – 300 đồng/độ mủ, tại Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Cao su Đồng Nai cũng 4 thông báo điều chỉnh thu mua một số mủ cao su tiểu điền.

5628-giacaosu1
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Cao su Đồng Nai/Bộ Công Thương)

Thanh Hằng

Tin cũ hơn
Xem thêm