Giá cao su đầu tháng 6/2021 sụt giảm do lo ngại kinh tế phục hồi chậm

Cập nhật: 15:19 | 17/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết đầu tháng 6/2021, giá cao su tại châu Á có xu hướng giảm so với cuối tháng 5 nhưng vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Xử phạt hàng loạt các công ty vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Giá thép hôm nay 17/6/2021: Tụt mốc xuống mức 5.060 nhân dân tệ/tấn

Gia nhập thị trường Pháp: Vải thiều Việt Nam đón đầu xu thế tiêu dùng mới

Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), ngày 8/6, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 7/2021 giao dịch ở mức 243,6 Yên/kg, tương đương 2,22 USD/kg, giảm 2,7% so với cuối tháng 5/2021, nhưng tăng 67,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), ngày 8/6 giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 7/2021 giao dịch ở mức 12.890 NDT/tấn, tương đương 2,01 USD/kg, giảm 2,9% so với cuối tháng 5/2021, nhưng tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Tại Thái Lan, ngày 8/6, giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 66,4 Baht/kg, tương đương 2,13 USD/kg, giảm 4% so với cuối tháng 5/2021, nhưng tăng 49,4% so với cùng kỳ năm 2020.

1720-xuatkhaucaosu
Giá cao su đầu tháng 6 sụt giảm khi lo ngại kinh tế phục hồi chậm vì Covid-19 (Ảnh minh họa)

Theo Cục Xuất nhập khẩu giá cao su tại thị trường châu Á giảm do lo ngại kinh tế khu vực phục hồi chậm lại bởi dịch COVID-19 bùng phát mạnh. Hoạt động sản xuất tại Nhật Bản tăng trưởng chậm nhất trong tháng 5/2021 do tăng trưởng sản lượng và đơn hàng mới giảm.

Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc cũng tăng trưởng chậm lại trong tháng 5/2021 do chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh.

Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu trong tháng 6/2021 sẽ tăng 15,8% so với tháng 5/2021.

Tuy nhiên, do dịch bệnh trên cây cao su và sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 nên sản lượng cao su tự nhiên trong quý II/2021 tại các nước: Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia và Sri Landka sẽ thấp hơn so với quý I/2021; nhưng sản lượng tại Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia và Philippines lại tăng.

Tại thị trường trong nước, từ đầu tháng 6/2021 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước giảm theo xu hướng giá của thế giới.

Hiện giá thu mua mủ nước của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng ở mức 365 đồng/TSC; giá thu mua mủ tạp ở mức 275 đồng/TSC, giảm 10 đồng/TSC so với cuối tháng 5/2021. Trong khi Công ty TNHH MTV Cao su Đồng Nai cũng thông báo điều chỉnh giảm giá thu mua mủ cao su tiểu điền.

Trong khi đó, Trung Quốc tăng nhập khẩu hơn 81% cao su Việt Nam trong 4 tháng. Cụ thể, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết trong 4 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu cao su (mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005) của Trung Quốc đạt 4,25 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc.

Trong 4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 705,64 triệu USD, tăng 81,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2021 chiếm 16,6%, tăng mạnh so với mức 11,65% của 4 tháng đầu năm 2020.

1721-xuatkhaucaosu1
Thị trường cung cấp cao su cho Trung Quốc trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2021 (Nguồn: Cơ quan Hải quan Trung Quốc/Bộ Công Thương)

Thời gian này, Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS 4001) đạt 493,33 triệu USD, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm 2020 Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu từ các thị trường như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Bờ Biển Ngà và Việt Nam.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc với 82,26 triệu USD, tăng 140,9% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 6,76% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, tăng so với mức 4,04% của 4 tháng đầu năm 2020.

Ngoài ra, Trung Quốc nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS: 400280) đạt 1,71 triệu USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2020. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Myanmar và Indonesia là 5 thị trường lớn nhất cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp cho Trung Quốc.

Trong 4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ hai cho Trung Quốc với 619,82 triệu USD, tăng gần 77% so với cùng kỳ năm 2020.

Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 36,27% trong tổng trị giá nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Trung Quốc, tăng so với mức 23,03% của 4 tháng đầu năm 2020.

Linh Linh