Giá cà phê hôm nay 9/8/2022: Tăng mạnh, cơ hội cho cà phê Việt Nam tại thị trường EU?

Cập nhật: 06:45 | 09/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Giá cà phê hôm nay thu mua trong khoảng 44.400 - 44.900 đồng/kg. Giá cà phê giảm trên sàn New York, do lực bán hàng vụ mới từ nhà sản xuất hàng đầu Brazil. Còn giá Robusta tăng nhẹ ở London khi báo cáo tồn kho tại sàn sụt giảm liên tiếp.

Giá cà phê hôm nay 6/8/2022: Giá arabica quay đầu rớt mạnh

Xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục: Cơ hội cho Việt Nam sáng cửa

Giá cà phê hôm nay 8/8/2022: Cán mốc 45.000 đồng/kg

Giá cà phê bật tăng mạnh trên cả hai sàn London và New York. Trong đó, theo phân tích của giới chuyên gia, đối với cà phê robusta động lượng tăng vẫn còn nhưng thị trường đang tiệm cận vùng quá mua. Nên giá robusta nhiều khả năng còn tăng dò vùng hỗ trợ mới 2065-2080 nhưng không loại trừ có thể gặp lực bán kỹ thuật điều chỉnh giảm lại vùng 203x-204x.

Cà phê robusta được sử dụng làm cà phê hòa tan hoặc pha trộn tăng 1% lên 4.03 triệu bao. Bên cạnh đó, tiêu thụ vẫn ổn định dù có lo ngại nhu cầu giảm do chi phí tiêu dùng tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Đối với cà phê arabica, trong ngắn hạn giá vẫn còn động lượng giảm nhưng thị trường cũng đang ở vùng quá bán. Dự kiến giá arabica có thể giảm dò hỗ trợ vùng 203-205 và gặp lực mua kỹ thuật tăng phục hồi trở lại vào biên độ giá cũ 210-230. Việc để bị mất mốc hỗ trợ tâm lý giá 200 cuối tuần trước có thể kích hoạt lực bán mạnh thiết lập xu hướng giá giảm.

Nguồn cung cà phê đạt chuẩn sàn ICE tiếp tục giảm, đạt mức 695.135 nghìn bao. Tại Columbia, quốc gia sản xuất cà phê arabica lớn thứ 2 thế giới, sản lượng cà phê giảm 22% so với cùng kỳ năm trước.

Chốt phiên giao dịch đầu tuần (ngày 8/8), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 30 USD (1,47%), giao dịch tại 2.073 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng 32 USD (1,57%), giao dịch tại 2.042 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 2,4 Cent (1,15%), giao dịch tại 211,85 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 2,15 Cent/lb (1,04%), giao dịch tại 208,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng rất mạnh.

Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 8/8, giá cà phê thu mua trong khoảng 44.400 - 44.900 đồng/kg. Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 44.400 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê ở mức 44.900 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê được thu mua cùng mức 44.800 đồng/kg. Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê thu mua ở mức 44.800 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 44.700 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê ở mức 44.800 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 44.700 đồng/kg. Còn giá cà phê tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 44.800 đồng/kg.

Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) giữ nguyên ước tính thâm hụt 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021/2022 với tổng sản lượng 167.17 triệu bao. Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), EU chiếm 47 - 49% tổng trị giá nhập khẩu cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2017 - 2021 với tốc độ tăng trưởng bình quân 3,7%/năm, kim ngạch đạt 15,7 tỷ USD/năm. Đặc biệt, nhập khẩu cà phê của EU đang tăng lên, đạt 17,3 tỷ USD trong năm 2021 cao nhất kể từ năm 2011.

Việt Nam giữ vị trí thứ 2 về xuất khẩu cà phê vào EU sau Brazil, nhưng thị phần cà phê của Việt Nam tại EU trong những năm gần đây giảm dần từ 9,7% trong năm 2017 xuống chỉ còn 6,2% trong năm 2021.

Do đó, Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam lấy lại vị thế cũng thị phần tại EU trong thời gian tới. Thực tế kể từ đầu năm 2022 đến nay các doanh nghiệp đã tận dụng tốt hơn các lợi thế từ EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường EU. Hiện EVFTA đang bước vào giai đoạn thực thi trong năm thứ ba với các cam kết thuế quan sâu rộng hơn, điều này sẽ góp phần tác động tích cực đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Liên minh châu Âu.

Bên cạnh những lợi thế từ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU còn được hỗ trợ bởi các yếu tố khác như chất lượng cà phê ngày càng được nâng cao, tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng đã giảm bớt.

Đặc biệt, lạm phát khiến người tiêu dùng chuyển hướng sang các loại cà phê robusta có giá rẻ hơn arabica, đây là chủng loại xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.

Ngoài ra, nguồn cung cà phê toàn cầu sụt giảm trong năm 2022, đặc biệt là tại Brazil, Colombia, Peru… vốn là những đối thủ cạnh tranh với Việt Nam cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam lấy lại thị phần tại EU.

Về nhu cầu tiêu dùng của EU, theo dự báo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nhập khẩu cà phê của EU trong niên vụ 2021-2022 sẽ tăng hơn 1,1 triệu bao so với vụ 2020-2021, lên mức 45 triệu bao. Đồng thời, con số này dự kiến tiếp tục tăng thêm 1 triệu bao trong vụ 2022-2023 lên 46 triệu bao và chiếm 40% lượng cà phê nhân nhập khẩu của thế giới.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Thanh Hằng