Giá cà phê gần chạm đỉnh 7 năm do thời tiết tích cực

Cập nhật: 10:09 | 27/07/2021 Theo dõi KTCK trên

Theo Financial Time, giá cà phê tại Brazil đã được đẩy lên gần mức cao nhất trong vòng 7 năm qua. Các chuyên gia dự báo thời tiết dự đoán rằng Brazil sẽ phải hứng chịu một đợt băng giá khác trong tuần này, khiến các nhà giao dịch cà phê đang chuẩn bị tinh thần cho sự biến động giá cả lớn hơn.

Bảng giá xe Winner X mới nhất cuối tháng 7/2021 tại đại lý Honda

Giá xăng dầu hôm nay 27/7/2021: Duy trì đà tăng

Giá cà phê hôm nay 27/7/2021: Thị trường trong nước vượt ngưỡng 38.000 đồng/kg

Giá cà phê arabica giao sau tại sàn New York tăng hơn 2 USD/pound, mức tăng chưa từng thấy kể từ tháng 10/2014, sau khi nhiệt độ giảm mạnh ở ba vùng trồng cà phê chính của Brazil là Parana, Sao Paulo và Minas Gerais, làm dấy lên lo ngại về vụ mùa năm sau. Giá cà phê hiện đã tăng hơn 30% trong tuần trước và tăng 60% kể từ đầu năm nay.

Sự tăng giá này có thể ảnh hưởng đến những người yêu thích cà phê khi các nhà máy rang xay và siêu thị, bao gồm nhà máy Tchibo của Đức và UCC của Nhật, đã bắt đầu tăng giá do nhu cầu bùng nổ khi thị trường dần phục hồi sau đại dịch COVID-19 trong năm 2021.

Các thương nhân cho biết băng giá ở Brazil nghiêm trọng hơn dự đoán với nhiều khu vực có nhiệt độ dưới 0 độ C, thậm chí giảm xuống -5 độ C ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

0859-giacaphe
Ảnh minh họa

Các đợt sương giá này diễn ra một năm sau khi Brazil, nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, đã phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng một thế kỷ qua, đồng nghĩa với việc cây cối trước đó đã bị suy yếu bởi nhiệt độ cao.

Theo Kona Haque, một thương gia hàng nông sản cho biết: "Thiệt hại do băng giá ở Brazil tồi tệ hơn nhiều so với những gì chúng tôi có thể tưởng tượng được. Điều này khiến cho vụ mùa 2022-2023 có triển vọng không mấy tốt đẹp."

Các nhà phân tích đang hạ các ước tính cho vụ mùa năm tới từ 5-10%, mặc dù thiệt hại có thể tồi tệ hơn và mức độ sẽ phụ thuộc vào việc chăm sóc cây cà phê của nông dân. Các chuyên gia dự báo thời tiết dự đoán rằng Brazil sẽ phải hứng chịu một đợt băng giá khác trong tuần này, khiến các nhà giao dịch cà phê đang chuẩn bị tinh thần cho sự biến động giá cả lớn hơn.

Các thương nhân cho biết một sự thay đổi nhỏ về nhiệt độ cũng tạo ra sự khác biệt lớn về mức độ thiệt hại trên cây. Các thương nhân lo ngại rằng nhiều nông dân và nhà xuất khẩu sẽ phá vỡ hợp đồng, không tuân theo các thỏa thuận đã định ra mà tìm kiếm giá cao hơn.

Giá cà phê sẽ tiếp tục đà tăng nhờ nguồn cung của Brazil và Việt Nam bị thắt chặt?

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giữa tháng 7, giá cà phê robusta và arabica toàn cầu tăng. Thời tiết sương giá tại Brazil và báo cáo tồn kho ở Bắc Mỹ giảm 1,21% (giảm 1.810 tấn), xuống 147.320 tấn (2,4 triệu bao), tính đến ngày 12/7, giúp giá cà phê arabica phục hồi, bất chấp hoạt động bán hàng vụ mùa mới của người trồng cà phê Brazil.

Bên cạnh đó, giá cước vận chuyển quá cao khiến việc giao hàng từ các nước sản xuất lớn Brazil, Việt Nam bị chậm lại cũng góp phần đẩy giá cà phê tăng.

Cơ quan Phát triển cà phê Uganda (UCDA) báo cáo, xuất khẩu cà phê của Uganda, nhà sản xuất cà phê robusta lớn nhất châu Phi, trong tháng 6 đạt gần 620 nghìn bao, mức cao nhất kể từ năm 1991, tăng 47% so với tháng 6/2020.

Lũy kế 9 tháng đầu niên vụ 2020-2021, xuất khẩu cà phê của Uganda đạt 4,5 triệu bao, tăng hơn 700 nghìn bao (18,95%) so với 9 tháng đầu niên vụ 2019-2020.

Trên sàn giao dịch London, ngày 19/7, giá cà phê robusta giao kỳ hạn tháng 9/2021 và tháng 11/2021 cùng tăng 3,5% so với ngày 9/7, lên mức 1.767 USD/tấn và 1.756 USD/ tấn.

Trên sàn giao dịch New York, ngày 19/7 giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2021 và tháng 12/2021 tăng lần lượt 6% và 5,8% so với ngày 9/7, lên mức 161,3 US cent/pound và 164,1 US cent/pound.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá cà phê robusta sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ cắt giảm một số biện pháp kích thích kinh tế do lo ngại lạm phát cao khi giá tiêu dùng trong tháng 6/2021 của khu vực Eurozone tăng 1,9% so với tháng 6/2020, sau khi đã tăng 2% trong tháng 5/2021.

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết giá cước vận chuyển các tuyến Châu Á sang Châu Âu và Bắc Mỹ tiếp tục tăng cao, tình trạng thiếu container vẫn không được khắc phục dự kiến kéo dài tiếp trong tháng 7.

Các nhà nhập khẩu cà phê không muốn ký hợp đồng FOB mà muốn người bán chịu toàn bộ chi phí bao gồm vận tải, bảo hiểm... khiến xuất khẩu cà phê gặp nhiều khó khăn.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo, niên vụ 2021-2022, sản lượng cà phê của Việt Nam tăng 1,8 triệu bao lên 30,8 triệu bao, xuất khẩu cà phê nhân dự báo tăng 3 triệu bao lên 26,0 triệu bao, giúp giảm nhẹ tồn kho.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin cũ hơn
Xem thêm