Ghế cổ đông lớn chưa “nóng”, Dragon Capital vội "lướt sóng" 1,25 triệu cổ phiếu FPT

Cập nhật: 13:28 | 16/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Quỹ ngoại Dragon Capital báo cáo kết quả giao dịch tại CTCP FPT (HOSE – Mã: FPT). Trước đó, quỹ này vừa mua vào 698.600 cổ phiếu FPT và trở thành cổ đông lớn vào ngày 10/5.

2330-2
CTCP FPT (HOSE – Mã: FPT). Hình minh họa.

Theo đó, nhóm Dragon Capital vừa bán 1,25 triệu cổ phiếu FPT để giảm sở hữu từ 5,04% về còn 4,9% vốn điều lệ, giao dịch được thực ngày 12/5. Trong đó, quỹ Venner Group Limited bán 500.000 cổ phiếu; quỹ Grinling International Limited bán 500.000 cổ phiếu; và quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited bán 250.000 cổ phiếu. Như vậy, sau giao dịch, nhóm Dragon Capital không còn là cổ đông lớn của FPT.

Trước đó, FPT vừa công bố báo cáo thay đổi về sở hữu của nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn.

Cụ thể, các quỹ thành viên thuộc Dragon Capital vừa mua vào 698.600 cổ phiếu FPT của CTCP FPT. Trong đó, Balestrand Limited đã mua 340.000 cổ phiếu, DC Developing Markets Stategies Public Limited Company đã mua 228.600 cổ phiếu, Hanoi Investments Holdings Limited đã mua 80.000 cổ phiếu và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust [Equity] đã mua thêm 50.000 cổ phiếu. Giao dịch được thực hiện vào ngày 10/5.

Được biết, động thái mua vào của nhóm quỹ Dragon Capital đúng thời điểm HĐQT FPT vừa công bố nghị quyết thông qua phương án chi trả cổ tức còn lại của năm 2021 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận được 1.000 đồng).

Đồng thời, HĐQT FPT cũng thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021. Theo đó, FPT sẽ phát hành gần 183 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.

Nguồn vốn từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thuộc sở hữu của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán ngày 31/12/2021. Cổ phiếu trả cổ tức sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng. Dự kiến thời gian chốt danh sách cổ đông trong tháng 6 và thực hiện chi trả trong tháng 7/2022.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, HĐQT FPT đã thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 40%, trong đó 20% bằng tiền mặt (đã tạm ứng 10% trong năm 2021) và 20% bằng cổ phiếu, tỷ lệ 5:1 (cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu FPT sẽ nhận thêm 1 cổ phiếu mới).

Về kế hoạch cổ tức năm 2022, tập đoàn muốn duy trì tỷ lệ cổ tức 20% bằng tiền mặt (2.000 đồng/cp). Mức chia của cả năm cụ thể sẽ được ĐHĐCĐ thường niên 2023 quyết định.

Về hoạt động kinh doanh, quý I/2022, FPT ghi nhận doanh thu đạt 9.730 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.779 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 28,3% và 27,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, Khối công nghệ (bao gồm dịch vụ công nghệ thông tin trong nước và dịch vụ công nghệ thông tin tại nước ngoài) mang về 5.593 tỷ đồng doanh thu và 770 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng lần lượt 34,6% và 39,2% so với cùng kỳ năm trước.

Mảng công nghệ hiện đóng góp 57% doanh thu và 43% lợi nhuận trước thuế, giữ vững vị thế mảng kinh doanh chủ lực của Tập đoàn.

Khuyến nghị mua cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 140.000 đồng/cp

Chứng khoán Agribank (Agriseco) vừa đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu FPT với nền tảng cơ bản tốt và mức độ tăng trưởng tốt, phù hợp để tích lũy trong tháng 5/2022.

Theo Agriseco, FPT là cổ phiếu đầu ngành công nghệ với tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Kế hoạch FPT đặt ra trong năm 2022 với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng trên 20%, Agriseco Research đánh giá khả quan nhờ vào hệ sinh thái từ giáo dục - viễn thông - công nghệ đang dần hoàn chỉnh sẽ giúp FPT có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài.

Bên cạnh đó, FPT cũng được hưởng lợi nhờ giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. KQKD Q1/2022 tăng trưởng mạnh với doanh thu và LNTT lần lượt đạt 9.730 tỷ đồng (+ 28% yoy) và 1.539 tỷ đồng (+34% yoy). Agriseco Research dự báo kết quả kinh doanh năm 2022 của FPT sẽ tăng trưởng ở mức 30% lợi nhuận nhờ các mảng kinh doanh chính sau:

Mảng Công nghệ: Kế hoạch đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ AI, Blockchain, Metaverse và các sản phẩm Made by FPT và tiếp tục M&A các công ty tư vấn chuyển đổi số ở các thị trường trong và ngoài nước. Trong ĐHĐCĐ thường niên diễn ra vào đầu tháng 4, việc thay đổi ban lãnh đạo trong hội đồng quản trị với các thành viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp FPT ký kết được nhiều hợp đồng chuyển đổi số đóng góp vào tăng doanh thu và lợi nhuận trên 20% trong năm 2022.

Mảng Viễn Thông: Dự báo doanh thu tăng khoảng 15% nhờ vào việc tăng thuê bao đăng ký băng thông rộng và mảng PayTV tăng trưởng trở lại.

Mảng Giáo dục và Đầu tư: Mảng giáo dục và đầu tư kỳ vọng tăng trưởng trên 30% khi FPT mở rộng hệ thống trường học các cấp trên cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng số học sinh đạt mức 40% CAGR trong vòng 5 năm trở lại đây nhờ nhu cầu học công nghệ.

Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên sáng 16/5, cổ phiếu FPT đang giao dịch quanh mức 96.400 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 766.600 đơn vị.

2034-fpt
Diễn biến giá cổ phiếu FPT thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)
Vì sao "Sếp lớn" Quản lý Tài sản Trí Việt (TVC) nộp đơn từ nhiệm?

Ngày 12/05, Thành viên HĐQT độc lập của CTCP Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (HNX - Mã: TVC), ông Nguyễn Phi Khanh ...

Nắm bắt cơ hội mua cổ phiếu tốp đầu giá "mềm": VNM, VHC, VCB...

Theo giới chuyên gia, khi các cổ phiếu có nền tảng kinh doanh tốt xuống giá là cơ hội cho nhà đầu tư mua vào, ...

Quỹ tỷ đô VEIL của Dragon Capital tăng tỷ trọng tiền mặt lên mức cao nhất trong vòng 2 năm

Quỹ tỷ đô Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) do Dragon Capital quản lý vừa công bố báo cáo hoạt động với nhiều điểm đáng chú ...

Khánh Vân

Tin liên quan