Kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2020):

Gặp gỡ bạn chiến đấu cùng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

Cập nhật: 09:10 | 27/07/2020 Theo dõi KTCK trên

Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Loan (75 tuổi) tại Hà Nội là người chiến sĩ của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.  

MC Kim Huyền Sâm dẫn trực tiếp chương trình “Đồng Lộc – Ngã ba huyền thoại”

Trào dâng niềm cảm xúc khi hát cho các anh linh liệt sĩ

Chương trình "Thắp hương tri ân" tại Nghĩa trang liệt sĩ Nhổn diễn ra trong không khí linh thiêng

Tham gia giữ Huế trong vòng 26 ngày đêm

Tháng 7/1967, chàng trai trẻ Ngọc Loan nhập ngũ mang trong mình niềm hào hứng và rực lửa khí thế. Đến tháng 1/1968, đồng chí Ngọc Loan được bổ sung vào lực lượng của Trung đoàn 9 – Cù Chính Lan anh hùng do đồng chí Lê Khả Phiêu làm Chính ủy và đồng chí Trần Văn Khám làm Trung đoàn trưởng. Đồng chí Ngọc Loan được vào trung đoàn tại Đại đội 2 (Đại đội chủ công), Tiểu đội 1, tham dự chiến đấu trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào mùa xuân năm 1968.

5931 e
Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Loan (ngoài cùng bên phải) đến thăm Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu

Tiểu đội 1 của đồng chí Ngọc Loan nhận nhiệm vụ tham gia giữ Huế trong vòng 26 ngày đêm, đánh chiếm, cắm cờ tòa tỉnh trưởng, đánh nhà Quốc hội, chiếm nhà ga, bệnh viện Huế, giải phóng nhà lao Thừa Phủ. Đồng chí Ngọc Loan rất vinh dự khi mang trên mình quả bộc phá nặng 5kg để đánh các lô cốt chủ lực của quân địch.

Theo đồng chí Ngọc Loan cho biết, thời bấy giờ quân ta lấy lực lượng yếu nhưng với tư tưởng mãnh liệt để chiến thắng với vũ khí hiện đại của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh Hoa Kỳ. Bài Thơ chúc Tết 1968 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh phát đi trên sóng phát thanh quốc gia của Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa chính là hiệu lệnh phát động cuộc tấn công:

"Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua

Thắng trận tin vui khắp nước nhà

Nam - Bắc thi đua đánh giặc Mỹ

Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!".

Đây là hiệu lệnh gần như thôi thúc tất cả mọi quân nhân của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đứng lên khởi nghĩa.

Hai cuộc chiến ác liệt của Tiểu đội 1 – Đại đội 2

Cuộc chiến ở Huế rất ác liệt, phải kể đến cuộc hành trình giải cứu tù binh ở nhà lao Thừa Phủ. Để sang được nhà lao, các chiến sĩ phải qua cầu Trường Tiền khi hai đầu cầu là các khẩu đại liên 30 hoành tráng bắn liên tục.

5859 l

Nhận lệnh từ đồng chí Chính ủy và Trung đoàn trưởng, đồng chí Đại trưởng Trịnh Đình Thảo và Chính trị viên Vũ Xuân Sinh – Trưởng đại đội hô: “Tên lửa đâu bắn!”. Nhưng trong hoàn cảnh đó, đoàn quân của ta hết tên lửa, phải dùng 3 quả cối để chiến đấu với quân địch. Bị đánh bất ngờ, quân địch bỏ chạy, đoàn quân tiến công qua cầu Trường Tiền sang để chiếm lĩnh nhà lao Thừa Phủ.

Sau khi vào chiếm lĩnh cánh cửa nhà tù thì đặc công đã hoàn toàn cắt điện không thể mở được. Sau khi sử dụng B40 bắn, khi bắn quả thứ 1 không được, quân ta đang chuẩn bị bắn quả thứ hai thì có một hàng binh xuất hiện và nói: “Mọi người theo tôi”.

Lúc đó là 3h sáng ngày 1/1/1968, loạt người hô to: “Bộ đội giải phóng đã vào, bà con hãy dậy đi”. Khi đó gần sáng, quân ta giết được 26 tên ác ôn là đồng minh Hoa Kỳ và giải thoát được 2200 người. Trong đó, giải cứu được đồng chí Nguyễn Hải Truyền – Du kích thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

5855 m

Đến ngày 5/1/1968, đồng chí Trung đoàn trưởng Trần Văn Khám hy sinh khi làm nhiệm vụ, đồng chí Chính ủy Lê Khả Phiêu kiêm luôn nhiệm vụ của Trung đoàn trưởng để tiếp tục cuộc chiến đấu giữ Huế.

Còn 22 đồng chí của Đại đội 2 do đồng chí Chính trị viên Vũ Xuân Sinh và đồng chí Miêng làm Chính trị viên phó giữ làng Siêu Quần (Huế) bị 3 lần phản công của quân địch với 45 chiếc xe tăng. Quân ta tiếp tục bắn cháy xe tăng, quân địch sợ và lùi. Tiếp theo có sự xuất hiện của 3 tiểu đoàn lính Ngụy và 1 tiểu đoàn lính Mỹ đều bị quân ta đánh không cho tiến vào làng. 22 đồng chí của Đại đội 2 được công nhận là 22 Dũng sĩ diệt Mỹ.

Hai lần bị thương trong cuộc chiến

Trong một lần bảo vệ đồng chí Bí thư thành ủy Huế - Vạn Nguyên khi bị bom dội, đồng chí Nguyễn Ngọc Loan đã che chở cho đồng chí Nguyễn Văn Vạn – Tư lệnh trưởng của quân khu Trị Thiên và bị thương.

5850 n

Sau cuộc chiến tại Huế, đồng chí Nguyễn Ngọc Loan tiếp tục trong đoàn quân Sư đoàn 968 Việt Nam giúp Lào. Đồng chí Nguyễn Ngọc Loan đã chiến đấu anh dũng tại các điểm đánh lớn ở Lào. Tại trận chiến trên cao nguyên Lào, quân ta mới đặt được 7 hàng rào, còn 2 hàng rào, đồng chí Nguyễn Ngọc Loan xung phong ôm bộc phá đánh 2 hàng rào còn lại để cho quân ta tiến quân chiếm giữ cao nguyên.

Khi đang ôm bộc phá để phá hàng rào, quân địch phát hiện nã bom đạn, đồng chí Nguyễn Ngọc Loan bị một mảnh pháo găm vào chân, đồng chí Ngọc Loan được đồng đội băng bó và chuyển ra tuyến sau để điều trị. Sau khi điều trị, đồng chí Nguyễn Ngọc Loan không thể chiến đấu được nữa. Sau đó, Trung đoàn 9 – Cù Chính Lan anh hùng được 2 lần phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Vẫn giúp người – giúp đời thời bình

Hòa bình trở lại, đồng chí Nguyễn Ngọc Loan công tác trong Sở Lao động thương binh và xã hội. Hàng năm, Trung đoàn 9 – Cù Chính Lan anh hùng đều đến thăm người “Anh cả” Lê Khả Phiêu – Nguyên Tổng Bí thư.

5906 k

Sau khi tham gia công tác tại Sở Lao động thương binh và xã hội, cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Loan nghỉ hưu tham gia Hội Cựu chiến binh sư đoàn 968 – quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, Trưởng ban Liên lạc của Tiểu đoàn kết nghĩa Huế - Sài Gòn năm 1967, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật quận Tây Hồ, Hiệp hội Cựu chiến binh, thương binh Hà Thái đi biểu diễn tại Thái Lan, Lào cho các kiều bào bên đó và các tỉnh thành ở Việt Nam đến các nghĩa trang liệt sĩ.

0125 page
Món quà đặc biệt của Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tặng cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Loan

Ngoài ra cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Loan còn tham gia công tác bảo vệ tại Trung tâm bảo vệ Hội Thương binh và Người khuyết tật toàn quốc ở Hoài Đức. Những cựu chiến binh thời bình vẫn tiếp tục tô vẽ thêm cho cuộc đời màu sắc tươi đẹp và giúp phần đóng góp vào sự phát triển đất nước.

Tường Barber giới thiệu các kỹ thuật cắt tóc trong show “Tự hào Việt Nam”

Nguyễn Văn Tường (SN 1992) hay còn gọi là Tường Barber sẽ giới thiệu các kỹ thuật cắt tóc trong show “Tự hào Việt Nam” ...

Hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường của Dự án “Striped Project”

Nguyễn Thủy Lam (SN 2003) – Trưởng ban Tổ chức Dự án “Striped Project” hiện đang là học sinh lớp 11 trường THPT Khoa học ...

Trung tâm Sao Mai: Nguyện mang lại cho các trẻ khuyết tật ánh sáng và tương lai

Bác sĩ Đỗ Thúy Lan (72 tuổi) – Nhà sáng lập kiêm Giám đốc Trung tâm Sao Mai (Trung tâm tư vấn phát triển sớm ...

Nguyễn Trang

Tin cũ hơn
Xem thêm