Game đang trở thành kênh bán hàng xa xỉ hiệu quả

Cập nhật: 15:02 | 31/08/2020 Theo dõi KTCK trên

Game và ngành công nghiệp hàng xa xỉ dường như không có nhiều điểm chung. Nhưng các hãng mốt toàn cầu đã tiếp thị bằng game để thu hút giới trẻ và người tiêu dùng Trung Quốc.

Hồi tháng 6 năm ngoái, tập đoàn thời trang xa xỉ Burberry đã công bố một trò chơi trực tuyến có tên “B Surf”. Đây là lần thứ ba Burberry giới thiệu một trò đa người chơi - nơi mà các nhân vật trong game diện đồ của Burberry.

Korea Times đưa tin các thương hiệu thời trang toàn cầu khác như Louis Vuitton, Gucci và Hermes cũng có những ứng dụng game trên điện thoại di động của họ. Chúng dễ chơi và dễ dàng tải về.

Hãng Chanel đã mở những cửa hàng chớp nhoáng (chỉ tồn tại trong thời gian ngắn) tại các thành phố toàn cầu như Hong Kong và Seoul, để mời người tiêu dùng chơi trò chơi của hãng và trải nghiệm các món hàng xa xỉ.

Game là cầu nối với giới trẻ

Các trò chơi cho phép các hãng hàng xa xỉ kết nối với những thế hệ trẻ hơn, những người sẽ trở thành khách hàng tương lai của họ.

5722-118319985-251602285913017-5064218713792749654-n
Trò chơi B Surf của tập đoàn thời trang xa xỉ Burberry

Theo công ty tiếp thị PMX (Mỹ), những người sinh ra trong giai đoạn đầu những năm 1980 và đầu những năm 2000 sẽ chiếm khoảng 45% thị trường hàng xa xỉ trước năm 2025. Họ đã quen với việc lập nên cộng đồng trong các nền tảng trò chơi và giao tiếp thường xuyên với nhau. Các trò chơi thường được coi là nền tảng xã hội khác của giới trẻ.

Jeon Seong-min, một giáo sư tại Trường Kinh doanh thuộc đại học Gachon, nhận định các hãng hàng xa xỉ thường hợp tác với các công ty game để rũ bỏ hình ảnh già nua của họ.

“Các thương hiệu xa xỉ đã trở nên già cỗi. Họ không muốn những chiếc túi xách của họ bị xem như những thứ mà một người phụ nữ lớn tuổi sử dụng. Bằng cách đưa logo thương hiêụ và các sản phẩm xa xỉ vào trong các trò chơi, các hãng mốt muốn những người trẻ quen với nhãn hàng và giành được sự trung thành của họ”, Jeon phát biểu.

Vào năm 2016, Louis Vuitton đã thu hút sự chú ý nhanh chóng bằng cách thuê một nhân vật trong game “Final Fantasy XIII” (do hãng game Square Enix ở Nhật Bản phát triển) làm người mẫu. Sau đó, tập đoàn thời trang Pháp đã ký kết một thỏa thuận hợp tác hai năm với Riot Game vào tháng 9 năm ngoái.

Riot Games nổi tiếng với tựa game “Liên Minh Huyền Thoại”, vốn là trò có lượng người chơi cao nhất tính đến năm 2013. Từ cuối năm ngoái, Louis Vuitton đã cung cấp trang phục ảo cho các nhân vật trò chơi trực tuyến.

Hãng cũng tạo ra một chiếc tủ đựng cúp cho giải vô địch Liên Minh Huyền Thoại diễn ra tại Paris vào tháng 11 năm ngoái. Ngoài ra hãng còn thiết kế biểu ngữ để quảng cáo thương hiệu trong chương trình phát sóng vòng chung kết của một giải đấu thể thao điện tử.

5915-gym
Sự kết hợp giữa game và ngành thời trang xa xỉ có thể tạo nên hiệu quả lớn về tiếp thị (Ảnh: Korea Times)

Kang Jeong-heon, một nhà phân tích thông tin thị trường tại tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, khẳng định tiếp thị bằng game Liên Minh Huyền Thoại khá hiệu quả do video được xem trong thời gian dài. Thông thường, những người chơi thường dành khoảng nửa tiếng trong mỗi lần chơi game.

"Trò chơi và ngành hàng xa xỉ thoạt nhìn có vẻ rất khác nhau nhưng lại có mối quan hệ bổ sung, có thể tạo hiệu quả lớn”. Kang phát biểu.

Tiềm năng cực lớn của thị trường game hóa

Trên thực tế, nhiều công ty đã bắt đầu đưa “game hóa” vào chương trình đào tạo tiếp thị của doanh nghiệp và các hoạt động đóng góp cho xã hội. Trò chơi hóa là một chiến lược tối các trò chơi trên nhiều lĩnh vực để thúc đẩy sự tương tác với một sản phẩm hay dịch vụ.

Thị trường trò chơi hóa đang phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Theo báo cáo của tạp chí Fortune, giá trị ước tính của thị trường này vào khoảng 6,3 tỷ USD năm 2019 và con số sẽ tăng vọt lên 37 tỷ USD trong 7 năm tới.

Một lí do khác khiến các hãng mốt áp dụng chiến lược trò chơi hóa là để nhắm tới các khách hàng Trung Quốc, chiếm 35% thị trường hàng xa xỉ toàn cầu. Trung Quốc là thị trường số một trong cả ngành công nghiệp game và hàng xa xỉ.

Ngành trò chơi trên điện thoại di động đã tăng trưởng gấp 13,5 lần từ năm 2013. Hãng tư vấn Gartner cho biết thời gian gần đây một nửa người chơi game tại Trung Quốc là phụ nữ và các hãng hàng xa xỉ đang tận hưởng thành công lớn tại đây.

Jeon nhận định: “Các thương hiệu thời trang xa xỉ đang thử các chiến lược tiếp thị khác nhau để thu hút khách hàng Trung Quốc giữa lúc doanh thu giảm trong khu vực miễn thuế do đại dịch COVID-19. Họ sẽ tiếp tục thử các kế hoạch tiếp thị bằng game tương tự”.

Nhà đầu tư tích trữ vàng, Bitcoin và Whisky để xoa dịu nỗi lo lạm phát

Việc Cục dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay rót tiền vào nền kinh tế đã làm dấy lên lo ngại về lạm phát. ...

Sai lầm nguy hiểm đối với các doanh nghiệp ngành thực phẩm, đồ uống

Kĩ năng phân tích số liệu, hiểu rõ hoạt động của cửa hàng và am hiểu thị trường ở mức tốt nhất là chìa khóa ...

Ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc gia nhập lĩnh vực lưu kí tiền điện tử

Theo Cointelegraph, Ngân hàng KB Kookmin vừa hợp tác với hai công ty trong lĩnh vực tiền điện tử là sàn giao dịch Cumberland Korea ...

Linh Đan

Tin liên quan