Fed tăng lãi suất ảnh hưởng thế nào tới kinh tế toàn cầu?

Cập nhật: 13:02 | 05/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Tác động của quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ Fed được nhận định sẽ mang tính lan tỏa trong nhiều lĩnh vực và cả bên ngoài biên giới của Mỹ.

5946-fed
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)

Kết thúc cuộc họp chính sách ngày 4/5/2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng phạm vi lãi suất cơ bản gấp 2 lần quy mô của một đợt tăng lãi suất thông thường trong bối cảnh cơ quan này "chạy nước rút" để vượt qua vấn đề lạm phát gia tăng tại Mỹ.

Cụ thể, Fed thông báo sẽ tăng lãi suất chủ chốt lên 0,5%, mức tăng lãi suất cao nhất kể từ tháng 5/2000.

Ngân hàng trung ương Mỹ đã không tăng lãi suất quá 0,25% kể từ tháng 5/2000. Sau khi để lãi suất gần bằng 0 trong cả năm 2021, Chủ tịch Fed Jerome Powell và các lãnh đạo ngân hàng khác đã cam kết nhanh chóng đưa chi phí đi vay trở lại mức sẽ không kích thích nền kinh tế.

Khi Fed tăng lãi suất nhanh chóng để ngăn chặn lạm phát gia tăng, chi phí đi vay tăng mạnh có thể làm chậm đi khả năng nền kinh tế rơi vào suy thoái và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Ông Powell và các quan chức Fed bày tỏ tin tưởng rằng nền kinh tế Mỹ đủ mạnh để chịu được lãi suất cao hơn mà không ngừng tăng trưởng hoặc tình trạng thất nghiệp gia tăng.

5 hệ quả từ chính sách tăng lãi suất của Fed

Tác động của quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed sẽ mang tính lan tỏa trong nhiều lĩnh vực và cả bên ngoài biên giới của Mỹ.

Thứ nhất, là chi phí trả nợ cao hơn. Khi lãi suất tăng, người đi vay phải trả nhiều tiền hơn để thanh toán khoản tín dụng và các ngân hàng trở nên khắt khe hơn trong việc cung cấp khoản vay. Điều này đặt ra thách thức cho các công ty và làm chậm quá trình mở rộng kinh doanh sản xuất - đây có thể là tác động tích cực ở những nước đang mong muốn hạ nhiệt hoạt động kinh tế về mức vừa phải. Tuy nhiên, ngược lại, tình trạng này làm tăng áp lực đối với các thị trường mới nổi có mức nợ công cao.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo nhiều quốc gia sẽ cần được giảm nợ hoặc tái cơ cấu nợ sau khi nợ công tăng cao trong đại dịch COVID-19.

Thứ hai, là áp lực đối với thị trường tài chính. Viễn cảnh ngân hàng trung ương tích cực tăng lãi suất và hoạt động kinh tế chậm lại đã gây áp lực lớn đối với các thị trường tài chính. Các chỉ số chứng khoán Mỹ đã giảm trong những tuần gần đây, do lo ngại tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại có nghĩa là người tiêu dùng sẽ giữ tiền mặt thay vì chi tiêu nhiều hơn, làm giảm thu nhập doanh nghiệp trong khi chi phí đi vay lại tăng lên.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đã tăng mạnh trong đó kỳ hạn 10 năm đã tăng lên gần 3%, báo hiệu những lo ngại của giới đầu tư về nguy cơ suy thoái có thể xảy ra.

Những lo ngại đó có thể tăng lên nếu các nhà đầu tư cho rằng Fed vẫn chưa hành động đủ nhanh và mạnh trong cuộc chiến chống lạm phát và sẽ phải tăng lãi suất nhanh hơn.

Thứ ba, là xu hướng thoái vốn từ các nền kinh tế mới nổi. Khi lãi suất tăng ở Mỹ hoặc các nền kinh tế tiên tiến khác, nhà đầu tư có xu hướng rút tiền ra khỏi các thị trường mới nổi để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Điều đó gây áp lực lên các nền kinh tế cần vốn để đầu tư, đồng thời làm suy yếu đồng nội tệ.

Các ngân hàng trung ương ở những quốc gia này có thể ứng phó bằng cách nâng lãi suất cao hơn nhưng điều đó sẽ gây thêm áp lực lên nền kinh tế trong nước.

Thứ tư, là hạ nhiệt thị trường bất động sản. Fed đã giảm lãi suất xuống 0 khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 3/2020 để tiếp thêm động lực cho thị trường nhà ở vốn đang phát triển mạnh của Mỹ. Giá nhà đã tăng vọt và các công ty xây dựng rất vất vả để bắt kịp nhu cầu, tình hình ngày càng khó khăn hơn khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và tình trạng thiếu lao động, cả những người có tay nghề và những lao động không có kỹ năng cao.

Đến tháng 3/2022, Fed tăng lãi suất lần đầu tiên trong chu kỳ thắt chặt tiền tệ, lãi suất thế chấp đã bắt đầu tăng và hiện đã lên hơn 5%, góp phần làm giảm nhu cầu và hạ nhiệt giá nhà. Các đơn đăng ký vay thế chấp nhà ở đã tăng chậm lại và doanh số bán nhà bắt đầu giảm trong tháng Ba.

Cuối cùng, nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi, liệu động thái điều chỉnh chính sách lãi suất của Fed có thể thúc đẩy nhiều người Mỹ tham gia thị trường lao động và đưa thị trường việc làm trở lại trạng thái cân bằng hay không.

Tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức thấp 3,6% và các nhà tuyển dụng đang phải vật lộn để lấp đầy những vị trí tuyển dụng còn trống. Đây cũng là lý do khiến tiền lương tăng lên, kéo theo lo ngại về một vòng xoáy tiền lương - giá cả (thuật ngữ kinh tế mô tả hiện tượng lạm phát tăng do mức lương cao hơn) có thể xảy ra.

Fed chính thức tăng lãi suất 50 điểm cơ bản

Kết thúc cuộc họp chính sách ngày 4/5/2022, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã quyết định tăng lãi suất 50 điểm cơ ...

Góc chuyên gia: Vốn ngoại trở lại có ý nghĩa gì với thị trường và nhà đầu tư cá nhân?

Dòng vốn ngoại đã trở lại sau nhiều tháng bán ròng liên tiếp. Câu hỏi đặt ra là điều này có ý nghĩa gì với ...

Nhu cầu tín dụng sẽ duy trì ở mức cao

Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tính đến hết tháng 4 ước tăng trên 16% so với cùng kỳ, cao hơn 2 điểm % ...

Hồng Giang