Dragon Capital “bỏ túi” hàng trăm tỷ sau khi bán 3,3 triệu cổ phiếu HPG

Cập nhật: 15:58 | 04/10/2021 Theo dõi KTCK trên

Theo tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE), nhóm quỹ thuộc Dragon Capital đã bán 3,31 triệu cổ phần HPG tại Tập đoàn Hòa Phát vào ngày 30/9. Tính theo giá kết phiên 52.900 đồng/cp, nhóm nhà đầu tư ngoại này đã thu về khoảng 175 tỷ đồng.

5644-thep-hoa-phat
Hình minh họa

Sau giao dịch, Dragon Capital còn sở hữu 267,9 triệu đơn vị HPG, tương đương 5,9896% vốn điều lệ của Tập đoàn Hòa Phát.

Kết phiên hôm nay 4/10, HPG tăng 3,9% và đóng cửa ở 55.500 đồng/cp, ngang với đỉnh lịch sử thiết lập ngày 1/6, cũng là ngày Hòa Phát chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2020.

Vốn hóa của Hòa Phát hiện nay đạt 248.247 tỷ đồng, tương đương 10,8 tỷ USD, đứng thứ 4 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ngoài HPG, nhiều cổ phiếu thép khác cũng khởi sắc trong phiên hôm nay như VGS và NKG tăng lần lượt 7,1% và 6,7%, HSG thêm 4,1%.

5712-hoa-phat

Xuất khẩu tôn tháng 9 của Hòa Phát cao kỷ lục

Trong tháng 9/2021, sản lượng xuất khẩu Tôn Hòa Phát đạt mức cao nhất từ trước tới nay với gần 50.000 tấn, gấp 2 lần tháng trước. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, các nước châu Âu và Đông Nam Á.

Lũy kế 9 tháng năm 2021, tổng tiêu thụ tôn mạ của Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đạt hơn 273.000 tấn, cao gấp 2,6 lần cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng xuất khẩu là 176.000 tấn. Hàng xuất khẩu đóng góp 64% tổng sản lượng tôn đã bán ra trong 9 tháng.

Hòa Phát hiện nắm khoảng 6,5% thị phần tôn Việt Nam, đứng trong top 5 toàn thị trường. Các doanh nghiệp lớn khác trong mảng tôn là Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG), Thép Nam Kim (Mã: NKG) và Tôn Đông Á.

Hòa Phát cho biết toàn bộ các dây chuyền sản xuất tôn của tập đoàn đều đang vận hành tối đa công suất 400.000 tấn/năm. Tại Việt Nam, Hòa Phát là doanh nghiệp tôn mạ duy nhất tự chủ được nguyên liệu đầu vào là thép cuộn cán nóng (HRC), được sản xuất tại Khu liên hợp Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.

Việc tự chủ nguồn nguyên liệu giúp Hòa Phát chủ động hơn trong việc nâng công suất cũng như kiểm soát giá thành đầu vào.

Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng Hòa Phát có thể hưởng lợi từ hoạt động xuất khẩu tôn mạ và HRC trong những tháng cuối năm 2021.

Giá HRC xuất xưởng tại Mỹ đã lên tới 2.100 USD/tấn, trong khi giá tại Việt Nam chỉ 900 USD/tấn. Sau khi cộng thêm chi phí vận chuyển và thuế quan, HRC của Hòa Phát có thể có giá thành khoảng 1.350 USD/tấn tại Mỹ.

Hiện nay Hòa Phát chưa xuất khẩu HRC nhưng VDSC cho rằng tập đoàn có thể bán khoảng 20% sản lượng đến Mỹ trong quý IV với giá trung bình là 1.565 USD/tấn đã bao gồm thuế, cao hơn đáng kể so với mức giá 900 USD/tấn tại thị trường nội địa.

Ngoài ra, Hòa Phát cũng có thể hưởng lợi gián tiếp từ việc bán HRC cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu tôn mạ, hoặc tự sản xuất tôn mạ từ HRC rồi xuất khẩu tôn.

Trong những tháng gần đây, tiêu thụ thép xây dựng chậm lại vì dịch bệnh và giãn cách, tôn mạ và HRC là những động lực chính giúp Hòa Phát gia tăng sản lượng.

Năm 2021, tập đoàn của Chủ tịch Trần Đình Long đặt mục tiêu bán ra 330.000 tấn tôn. Sau 9 tháng, Hòa Phát đã thực hiện 83% kế hoạch. Hết phiên sáng 4/10, giá cổ phiếu HPG tăng 2,1% lên 54.500 đồng/cp, sát với đỉnh lịch sử 55.500 đồng/cp thiết lập ngày đầu tháng 6.

Năm 2021, Công ty TNHH Tôn Hòa Phát chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu với mục tiêu tăng độ phủ sản phẩm tôn Hòa Phát đến các thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới như: Hoa Kỳ, Mexico, các nước thuộc châu Âu, Vương quốc Anh và khu vực Đông Nam Á.

Với công suất 400.000 tấn/năm, Nhà máy tôn Hòa Phát được đầu tư đồng bộ, hiện đại từ dây chuyền tẩy gỉ, cán nguội, mạ kẽm, mạ lạnh, sơn màu đến các thiết bị phụ trợ khác. Toàn bộ dây chuyền thiết bị được nhập khẩu từ các nước G7. Tại Việt Nam, Tôn Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất tôn đầu tiên và duy nhất tự chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, nhờ sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Hiện tại, toàn bộ các dây chuyền sản xuất đều đang vận hành tối đa công suất, chất lượng sản phẩm thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật khắt khe, đáp ứng cả khách hàng trong và ngoài nước. Tập đoàn luôn tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn chất lượng đã ký kết trong hợp đồng, đặc biệt tăng cường khâu kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình sản xuất tại nhà máy. Sự chuyên nghiệp hóa trong quy trình xuất khẩu đã giúp Hòa Phát thành công trong việc thâm nhập và tăng sản lượng xuất khẩu sản phẩm tôn mạ kẽm, mạ lạnh và mạ màu ra các thị trường lớn trên thế giới.

Đây là lợi thế rất lớn, giúp Hòa Phát đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường với giá thành cạnh tranh, kiểm soát chất lượng từ đầu vào đến đầu ra. Với xuất xứ sản phẩm 100% của Việt Nam, Tôn Hòa Phát dễ dàng gia tăng sản lượng hàng xuất khẩu vào các thị trường lớn, đặc biệt các nước có yêu cầu nghiêm ngặt về xuất xứ.

Khối ngoại mua ròng trở lại phiên 28/9: Tập trung gom cổ phiếu HPG, VNM, HCM

Khối ngoại mua ròng trở lại trên toàn thị trường phien ngày 28/9/2021 với giá trị 470 tỷ đồng. Lực mua tập trung chủ yếu ...

Lực mua nhóm tự doanh CTCK suy yếu, cổ phiếu HPG bị bán mạnh phiên 3/8

Khối tự doanh tiếp tục mua ròng trong phiên VN-Index tăng mạnh trở lại mốc 1.33x điểm song lực mua ròng đã giảm mạnh. Cổ ...

Cổ phiếu Hòa Phát (HPG) có thể trở về giá cũ sau khi báo lãi bán niên hơn 16.700 tỷ đồng?

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) ghi nhận doanh thu gần 66.900 tỷ đồng - tăng 67% so với cùng ...

Tuệ An (t/h)

Tin cũ hơn
Xem thêm