Doanh nhân mong muốn, kỳ vọng gì ở Đại hội XIII?

Cập nhật: 11:19 | 20/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Doanh nghiệp tư nhân mong muốn Đại hội XIII, Đảng tiếp tục coi trọng vai trò, vị thế của mình để cống hiến và trở thành lực lượng nòng cốt trên mặt trận kinh tế.

Doanh nhân mong muốn, kỳ vọng gì ở Đại hội XIII?

Ngày 25/1, Đại hội XIII của Đảng sẽ khai mạc với nhiều nội dung đặc biệt quan trọng

Hai triệu doanh nghiệp vào năm 2030

Về kinh tế, dự thảo văn kiện của Đảng xác định tiếp tục phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế.

Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động.

Khuyến khích hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60 - 65%.

Trước đó, văn kiện đại hội Đảng cũng đánh giá, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước trong nước (bao gồm doanh nghiệp tư nhân và kinh tế hộ gia đình) đạt tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng 43% GDP, thu hút khoảng 85% lao động đang làm việc của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm…

Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp tư nhân còn ít, quy mô chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, trình độ quản trị và công nghệ lạc hậu; khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động thấp; mức độ sẵn sàng cho hội nhập và liên kết với khu vực đầu tư nước ngoài còn hạn chế. Đội ngũ doanh nhân phát triển chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã phần lớn có quy mô nhỏ, năng lực nội tại còn yếu.

Doanh nhân mong muốn, kỳ vọng gì ở Đại hội XIII?

Ông Đỗ Minh Phú (Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI - Chủ tịch HĐQT TPBank)

Để khơi dậy ý chí, khát vọng của doanh nghiệp tư nhân tôi xin đề xuất 4 “từ khóa”. Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân phải được “bình đẳng”. Nói nôm na là cơ chế, điều kiện, chính sách cho doanh nghiệp Nhà nước như thế nào thì tư nhân cũng phải có những điều kiện như vậy. Thứ hai, doanh nghiệp tư nhân cần được “bảo vệ” thông qua hệ thống pháp luật. Cứ sáng đúng, chiều sai sẽ vô cùng bất an, mà khi bất an thì không muốn làm ăn.

Thứ ba, tôi nghĩ điều quan trọng là doanh nghiệp cần phải được sự “tôn vinh” vì doanh nghiệp tư nhân từ xưa đến nay đang ở một vị thế thấp hơn. Cuối cùng, doanh nghiệp tư nhân phải được tiếp cận “nguồn lực”. Có được nguồn lực từ tín dụng, tài nguyên như doanh nghiệp Nhà nước thì doanh nghiệp tư nhân chắc chắn sẽ phát triển lớn mạnh. Có được 4 yếu tố trên thì doanh nghiệp tư nhân sẽ không thiếu những “quả đấm thép”, trở thành niềm tự hào của quốc gia, dân tộc, trở thành các thương hiệu lớn mang tầm cỡ quốc tế.

Được cởi bỏ “tâm và thế”

Chia sẻ với Thanh Niên, đại diện nhiều doanh nghiệp tư nhân đều bày tỏ sự đồng thuận, phấn khởi với nội dung trong văn kiện Đại hội XIII đối với vai trò của khu vực kinh tế tư nhân.

Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), cho biết lực lượng doanh nghiệp tư nhân luôn khát vọng cháy bỏng để làm cái gì đó cho đất nước. Sau Đổi mới (1986) mới nghĩ đến chuyện dựng ra một doanh nghiệp để kiếm tiền, để tồn tại đã là một niềm hạnh phúc.

“Nhưng sau 30 năm lớp doanh nhân Việt Nam đã có được một tâm thế khác khi có một thời gian tích lũy kinh nghiệm, sự thành công. Chúng tôi muốn làm cái gì lớn hơn. Khát vọng đó được cộng hưởng khi Đảng, Nhà nước đang thổi lên một ngọn lửa khơi dậy niềm tự hào; thôi thúc doanh nhân - các chiến binh trên mặt trận kinh tế”, ông Phú chia sẻ.

Từ góc độ một doanh nghiệp nhỏ, ông Lê Xuân Thỏa, giám đốc một công ty xây dựng tại Hà Nội, cho rằng, bản thân ông ngày trước làm việc tại doanh nghiệp Nhà nước (Vinaconex), nhưng từ khi khu vực tư nhân được “cởi trói” ông đã mạnh dạn “bước chân ra ngoài” lập công ty riêng.

Doanh nhân mong muốn, kỳ vọng gì ở Đại hội XIII?

Bà Thái Hương (Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng chiến lược của Tập đoàn TH - TH Truemilk)

Với Đảng và Nhà nước tôi muốn gửi gắm một điều rằng, doanh nhân chúng tôi không ngại khó, ngại khổ, không sợ gì cả. Điều chúng tôi mong muốn là được đối xử bình đẳng, được ghi nhận sự cống hiến và được chơi trong một sân chơi với thủ tục hành chính thông thoáng, có quy chuẩn và tiêu chuẩn rõ ràng. Đảng và Nhà nước hãy khơi dậy tinh thần văn hóa doanh nhân dân tộc.

“Chúng tôi luôn mong muốn làm điều gì đó lớn hơn là mở doanh nghiệp ra để kiếm tiền và làm giàu cho mình. Đặc biệt là khi Đảng, Chính phủ tôn trọng quyền tự do kinh doanh của tư nhân”, ông Thỏa bày tỏ.

Bước chuyển lớn nhất về vị thế của tư nhân, theo các doanh nghiệp nằm ở việc Đảng đã “định vị” lại vai trò của khu vực này trong các văn kiện đại hội. Tới đây, họ mong muốn không chỉ là “động lực quan trọng”, Đại hội XIII sẽ tiếp tục đánh giá cao hơn nữa, sao cho xứng tầm với việc khu vực này tạo ra tăng trưởng GDP chủ yếu và giải quyết nhiều việc làm cho xã hội. “Trong giai đoạn 2016 - 2020, các doanh nghiệp tư nhân đã lấy lại niềm tin. Niềm tin thị trường, niềm tin chính sách, niềm tin vào lãnh đạo, đặc biệt là đường lối của Đảng của Nhà nước. Có niềm tin họ không tiếc công tiếc sức, tài sản, sản nghiệp của mình đem ra phục vụ cho xây dựng doanh nghiệp”, lãnh đạo một doanh nghiệp tư nhân kỳ vọng.

2 rủi ro tiềm ẩn khi tiền chảy vào cổ phiếu dầu khí

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định, dòng tiền đang chảy mạnh vào cổ phiếu ...

Cổ phiếu NVL (Novaland) bất ngờ áp sát giá trần

Thông tin ngày 21/1/2021 Địa ốc Novaland (HOSE: NVL) sẽ chốt danh sách cổ đông để phát hành gần 77,7 triệu cổ phiếu, huy động ...

Thực phẩm Sao Ta (FMC) báo lãi tăng 8% trong quý IV

CTCP Thực phẩm Sao Ta - Fimex (HOSE: FMC) – một thành viên của The PAN Group (HOSE: PAN) mới đây đã công bố kết ...

Theo thanhnien.vn

Tin cũ hơn
Xem thêm