Do đâu Tôn Đông Á lên kế hoạch kinh doanh “đi lùi” trong năm 2022?

Cập nhật: 10:17 | 26/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Ngày 24/6, Công ty Cổ phần Tôn Đông Á (mã: TDA) đã tổ chức ĐHĐCĐ năm 2022 để thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu từ 18.500 đến 22.000 tỷ đồng, giảm từ 12% đến 26%; lợi nhuận sau thuế 520 - 620 tỷ đồng, giảm từ 49% đến 57% so với nền cao năm 2021.

Năm 2022, Tôn Đông Á lên kế hoạch sản lượng 800.000 tấn, trong đó xuất khẩu 50% và nội địa 50%. Doanh thu từ 18.500 đến 22.000 tỷ đồng, giảm từ 12% đến 26%; lợi nhuận sau thuế 520 - 620 tỷ đồng, giảm từ 49% đến 57% so với nền cao năm 2021.

Do đâu Tôn Đông Á lên kế hoạch kinh doanh “đi lùi” trong năm 2022?
Ảnh minh họa.

Lý giải cho mục tiêu tài chính 2022 giảm so năm trước, lãnh đạo công ty cho rằng các yếu tố địa chính trị xung đột Nga - Ukraine, lạm phát trên toàn cầu tăng cao đã thúc đẩy tăng lãi suất, chính sách zero-Covid của Trung Quốc đã làm giảm mạnh sức mua trên toàn cầu kể cả Việt Nam, làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy mặt bằng giá cả các loại hàng hóa tăng cao, nhất là giá dầu, nguyên liệu, phân bón, lương thực.

Lãnh đạo Tôn Đông Á cho biết sẽ tập trung chiến lược cao cấp hóa sản phẩm với giá trị gia tăng cao trên mỗi sản phẩm; mở rộng hệ thống phân phối và triển khai đầu tư nhà máy thứ 3 giai đoạn I (2022 - 2024) với sản lượng là 350.000 tấn/năm. Theo đó, công ty dự kiến có thể đạt mốc tổng công suất của cả 3 nhà máy là 1,2 triệu tấn/năm trong 2 năm tới. Kế hoạch đầu tư máy móc dự án nhà máy 3 nhằm mục đích gia tăng năng lực sản xuất của các dòng sản phẩm chủ lực, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu.

Trong bối cảnh đó, công ty tập trung giữ vững vị thế thị trường và chiến lược đầu tư dài hạn cho sự bứt phá giai đoạn 2023-2026.

Cụ thể, công ty lập kế hoạch duy trì mở rộng và tăng trưởng thị phần tôn mạ trong nước. Điều chỉnh tỷ tọng bán hàng kênh nội địa từ 60% - 50%, gia nhập vào thị trường tôn mạ chất lượng cao phục vụ cho các công trình xây dựng và tôn mạ chất lượng cao dùng trong sản xuất thiết bị gia dụng.

Đối với thị trường xuất khẩu, công ty tìm kiếm và mở rộng thêm các thị trường tiềm năng như châu Âu/Bắc Mỹ/Đông Á và thị trường xuất khẩu truyền thống, linh hoạt điều chỉnh tỷ tọng bán hàng kênh xuất khẩu chiếm từ 40% - 50%.

Từ nay đến 2026, doanh nghiệp tôn sẽ tập trung các thị trường trọng điểm gồm xây dựng dân dụng, dự án công nghiệp, ngành thiết bị gia dụng. Công ty cũng đẩy mạnh vận dụng tuyệt đối hệ thống các dây chuyền sản xuất cùng việc phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, tăng cường đầu tư công nghệ số cho hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, đáp ứng tiêu chí nhà máy thép xanh.

Tương tự nhiều doanh nghiệp thép khác, năm 2021 cũng là năm đặc biệt thành công của Tôn Đông Á. Doanh thu hợp nhất lần đầu vượt mốc 25.000 tỷ đồng, tăng 157% so với 2020. Trong đó doanh thu thuần cho các mảng sản phẩm cốt lõi là 22.500 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 1.210 tỷ đồng, gấp 4,2 lần.

Với kết quả này, doanh nghiệp chốt phương án chia cổ tức năm 2021 tỷ lệ 30%, bao gồm 10% bằng tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu thưởng.

Ngoài ra, Tôn Đông Á đang thực hiện hồ sơ niêm yết và trong năm nay hoặc đầu năm sau với điều kiện thuận lợi, cổ phiếu sẽ được giao dịch trên sàn HoSE.

Báo lãi quý I/2022 tăng trưởng 11,3%

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2022 Tôn Đông Á cho thấy, tổng tài sản của doanh nghiệp đạt mức gần 15.400 tỉ đồng, tăng 21,8% so với cuối năm 2021. Nguyên nhân chính của chỉ số tăng trưởng này là do Tôn Đông Á ghi nhận khoản thu gần 495 tỉ đồng từ việc lần đầu phát hành cổ phiếu TDA ra công chúng (IPO) với giá 40.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 3/2022.

Kết thúc quý 1/2022, Tôn Đông Á có doanh thu bán hàng đạt 6.134 tỉ đồng, trong đó có 54% là thị phần trong nước. Đây được cho kết quả khả quan, đúng mục tiêu mà Tôn Đông Á đã đề ra tại buổi tổng kết năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022. Khi đó, ban lãnh đạo Tôn Đông Á đã đề ra mục tiêu, trong năm 2022 doanh thu của doanh nghiệp đạt 24.600 tỉ đồng, sản lượng 820.000 tấn, cơ cấu thị trường nội địa 50% và xuất khẩu 50%.

Một điểm đáng chú ý là trong quý I/2022, chi phí bán hàng của Tôn Đông Á tăng 78% lên mức 280,8 tỉ đồng. Đây cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận sau thuế quý I/2022 chỉ tăng thêm 11,3%, đạt 204,5 tỉ đồng. Mặc dù đang trên đà tăng trưởng nhưng báo cáo tài chính của Tôn Đông Á cũng thể hiện khoản nợ phải trả đang chiếm tới 73,6% tổng tài sản. Trong đó, nợ phải trả ngắn hạn tăng nhanh, chỉ trong quý 1/2022 nợ phải trả của Tôn Đông Á gấp 10 lần lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được.

Cụ thể, tính đến ngày 31/3/2022, nợ phải trả của Tôn Đông Á ở mức 11.350 tỉ đồng (tăng 2.153 tỉ đồng so với hồi đầu năm). Số nợ phải trả này gấp gần 3 lần vốn chủ sở hữu (4.050 tỉ đồng).

Trong cơ cấu nợ phải trả của Tôn Đông Á cũng cho thấy, nợ phải trả ngắn hạn tăng 2.459 tỉ đồng (đạt mức 11.294 tỉ đồng, chiếm 99,5% trong cơ cấu nợ phải trả của doanh nghiệp). Hiện Tôn Đông Á đang vay ngắn hạn Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Đông Sài Gòn gần 2.196 tỉ đồng; Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Tân Bình gần 1.225 tỉ đồng; Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Nam Bình Dương hơn 499 tỉ đồng.... tổng số tiền vay và nợ thuê tài chính ngắn hạng của Tông Đông Á đến hết ngày 31/3/2022 là hơn 4.258 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, nợ phải trả người bán ngắn hạn của doanh nghiệp cũng tăng thêm 1.321 tỉ đồng so với hồi đầu năm, đạt mức 3.674 tỉ đồng; Phải trả ngắn hạn khác hơn 2.970 tỉ đồng...

Ngoài ra, hàng tồn kho của Tông Đông Á sau 3 tháng đầu năm 2022 cũng tăng thêm 2.037 tỉ đồng, đạt mức 6.464 tỉ đồng (chiếm 42% tổng tài sản). Con số này được nhiều chuyên gia nhận định là mức tồn kho kỷ lục của một doanh nghiệp thép nếu tính theo tổng giá trị tài sản.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tôn Đông Á công bố mức giá khởi điểm chào bán cổ phiếu IPO với 40.000đ/cp

Trước đó, trong năm 2021, Tôn Đông Á ước tính doanh thu đạt 20.241 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.200 tỷ đồng, lần ...

HOSE vừa nhận hồ sơ niêm yết 114,7 triệu cổ phiếu GDA của Tôn Đông Á

Trước đó, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết bắt đầu tư ngày 22/4/2022 sẽ nhận lưu ký số cổ phiếu ...

Tôn Đông Á báo lãi 204,5 tỷ đồng, tăng 11,3% trong quý I/2022

Công ty CP Tôn Đông Á vừa công bố Báo cáo tài chính quý I/2022. Theo đó, TDA ghi nhận doanh thu bán hàng đạt ...

Đức Chiến

Tin cũ hơn
Xem thêm