Góc chuyên gia:

Định giá thị trường chứng khoán có còn hấp dẫn?

Cập nhật: 06:30 | 05/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Chuyên gia cho rằng, thị trường sẽ cân bằng trở lại và đi lên trong tháng 6. Đối với kịch bản tích cực, VN-Index có thể quay lại vùng 1.345-1.390 điểm, còn trong kịch bản thận trọng chỉ số có thể dao động quanh mức 1.315 điểm.

VN-Index chứng kiến nhịp giảm mạnh trong tháng 5 do nhiều thông tin bao trùm thị trường. Đưa ra nhận định trong bản tin "Chiến lược thị trường tháng 6", ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC cho rằng, đà sụt giảm của thị trường đến từ một số nguyên nhân chính như: Thông tin tiêu cực về xử lý vi phạm cũng khiến tâm lý nhà đầu tư tiêu cực; FED thắt chặt chính sách tiền tệ quyết liệt hơn để kiểm soát lạm phát; tâm lý của nhà đầu tư nhỏ lẻ và áp lực margin trên thị trường.

0452-ttck-15
Hình minh họa.

Về những yếu tố tác động đến thị trường trong thời gian tới, nhà đầu tư nên chú ý đến động thái của Fed. Lạm phát ở Mỹ đang cao nhất trong vòng 40 năm, thậm chí mức này cao hơn thời điểm lãi suất cao nhất trong năm 2018. Do đó, việc Fed tiến hành tăng mạnh lãi suất đề kiềm chế áp lực lạm phát là điều chắc chắn xảy ra.

Hiện tại, Fed có hai cách để thắt chặt là giảm tài sản trên bảng cân đối kế toán và tăng lãi suất. Dự báo trong vài tháng tới, Fed sẽ thực hiện những đợt tăng lãi suất ở mức 0,5% trong mỗi đợt. Tuy nhiên, mỗi đợt Fed tăng lãi suất sẽ có sự báo trước nên sẽ không gây cú sốc lớn đối với thị trường.

Đối với vấn đề khủng hoảng an ninh lương thực đến từ những căng thẳng địa chính trị giữa Nga – Ukraine và chính sách Zero Covid tại Trung Quốc có thể khiến áp lực lạm phát chưa thể hạ nhiệt. Tuy nhiên, ông Minh cho rằng, Việt Nam là nằm trong chuỗi cung ứng nên sẽ ít phải chịu áp lực lạm phát hơn so với các quốc gia khác. Mặt khác, rủi ro về giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao có thể ảnh hưởng tới biên lợi nhuận gộp của một số doanh nghiệp.

Nhìn về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam, chuyên gia FSC nhấn mạnh, thị trường vẫn còn triển vọng tích cực trong môi trường lạm phát thấp. Đặc biệt, kết thúc tháng 5 thị trường vẫn đang giữ được mốc quan trọng là 1.200 – 1.300 điểm.

Ông Minh cho rằng, "về mặt định giá thị trường vẫn đang ở mức định giá rất rẻ. Thống kê từ năm 2013 đến nay, chỉ có khoảng 2 lần P/E thị trường ở dưới vùng 12 lần và mức P/E hiện vẫn đang là mức thấp nhất trong 6 năm vừa qua. Đây cũng mức chiết khẩu đủ hấp dẫn để nhà đầu tư quay trở lại thị trường".

Nhóm cổ phiếu lưu ý trong tháng 6

Chuyên gia FSC nhận định, thị trường sẽ cân bằng trở lại và đi lên trong tháng 6. Đối với kịch bản tích cực, VN-Index có thể quay lại vùng 1.345-1.390 điểm, còn trong kịch bản thận trọng chỉ số có thể dao động quanh mức 1.315 điểm.

Theo đó, nhà đầu tư có thể chú ý vào những cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng, hưởng lợi theo đà tăng trưởng của nền kinh tế và có mức định giá rẻ như: Cổ phiếu công nghệ là một nhóm "trú ẩn" khá lý tưởng trong bối cảnh lạm phát đang có xu hướng tăng cao.

Nhóm phân bón vẫn được hưởng lợi tốt trong khi căng thẳng địa chính trị vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và thị trường nội địa cũng đang hồi phục trở lại.

Nhóm bán lẻ với tốc độ tăng trưởng tín dụng, nhu cầu tiêu dùng đang quay trở lại. Mặt khác, Chính phủ đang có những chính sách để hỗ trợ nhiều ngành kinh tế hồi phục, nhóm bán lẻ sẽ hưởng lợi tốt.

Cũng nhận định về thị trường trong tháng 6, Chứng khoán BIDV (BSC) đưa ra hai kịch bản đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong kịch bản tích cực, VN-Index tiếp tục xu hướng hồi phục sau chuỗi thời gian giảm điểm khi quay trở lại kiểm tra vùng 1.350 - 1.380 điểm với tâm lý thị trường tích cực trở lại bên cạnh diễn biến từ khối ngoại.

Động lực đến từ quyết tâm của Chính phủ khi gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng bắt đầu được triển khai, đồng thời tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc có dấu hiệu được cải thiện, diễn biến biến giá cả hàng hóa vận động theo xu hướng khả quan, thị trường sẽ phân hóa khi các cổ phiếu hưởng lợi, cơ bản có KQKD quý II tốt kỳ vọng sẽ đóng vai trò dẫn dắt.

Kịch bản 2, giá nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục gia tăng gây áp lực lên lạm phát và chính sách điều hành vĩ mô trong nước, đồng thời tâm lý tiêu cực, thận trọng quay trở lại. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc diễn biến theo chiều hướng xấu ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.

Mặt khác, FED sẽ bắt đầu các đợt nâng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán theo lộ trình bên cạnh các gói trừng phạt mới từ Mỹ và phương Tây áp dụng đối với Nga – gây nên tâm lý lo ngại đối với thị trường VN-Index được dự báo dao động trong vùng 1.240 – 1.250 điểm.

Tự doanh giảm mạnh mua ròng tuần VN-Index gặp khó với mốc 1.300 điểm

Tự doanh công ty chứng khoán giao dịch tuần này dường như dè dặt hơn nhiều so với tuần trước đó. Quy mô mua ròng ...

Khối ngoại tuần qua 30-3/6: Mua ròng hơn 2.000 tỷ đồng, tâm điểm chứng chỉ quỹ FUEVFVND

Sau 2 tuần hồi phục khoảng 100 điểm, VN-Index đã có diễn biến đi ngang trong tuần 30/5 – 3/6. Khối ngoại giao dịch sôi ...

Cổ phiếu ngân hàng giảm tiếp phiên cuối tuần, khối ngoại bắt đầu ‘xả hàng’

Phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần (3/6/2022) ghi nhận có tới 20 cổ phiếu ngân hàng giảm giá, 3 mã đứng giá tham chiếu ...

Việt Hoàng