Điều gì khiến phân khúc bất động sản công nghiệp phục hồi nhanh chóng?

Cập nhật: 14:37 | 21/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Theo Savills Việt Nam, việc kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19 cùng với việc ký kết các Hiệp định Thương mại tự do đã thúc đẩy các nhà đầu tư ngành sản xuất và hậu cần kho bãi trên toàn cầu gia tăng niềm tin vào Việt Nam, kể cả trong bối cảnh khó khăn của năm nay, và sẽ tiếp tục có tiềm năng phát triển mạnh trong những tháng đầu năm 2021.

Lý giải cho sự phục hồi nhanh chóng của phân khúc bất động sản công nghiệp của Việt Nam, Savills cho rằng có 6 lý do chính. Cụ thể, tầng lớp trung lưu và khu vực tư nhân năng động đang phát triển mạnh mẽ; Môi trường kinh doanh bền vững, chính trị ổn định; Chính phủ tiếp tục duy trì các khoản chi tiêu để ngăn chặn dịch bệnh; Đẩy mạnh chi phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và ngăn chặn sự đóng băng trường bất động sản.

Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại song phương và đa phương như EVFTA hứa hẹn cải thiện khả năng tiếp cận thị trường khi đất nước phục hồi sau dịch. Việt Nam có vị thế tốt để phục hồi và phát triển thịnh vượng sau Covid-19.

2328-doanh-nghiyp
Ảnh minh họa

Theo Tiến Sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao, Savills Việt Nam nhận định, chủ trương và chỉ đạo của Thủ Tướng Chính Phủ trong việc hỗ trợ và mở rộng các bất động sản công nghiệp để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam là một yếu tố tích cực. Đồng thời, những chuyển biến theo tình hình kinh tế thế giới cũng như chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng là một điểm cộng cho chuỗi cung ứng tại thị trường Việt Nam.

Đánh giá về tiềm năng của bất động sản công nghiệp trong những tháng tiếp theo của năm 2021, các chuyên gia của Savills đều nhấn mạnh vào yếu tố dịch chuyển đầu tư của các doanh nghiệp công nghệ và sản xuất lớn từ Trung Quốc vào Việt Nam. Việc đại dịch kéo dài thậm chí được kỳ vọng sẽ là yếu tố đẩy nhanh việc di dời các cơ sở sản xuất của các công ty đa quốc gia ra khỏi Trung Quốc.

Đáng chú ý nhất là các nhà cung cấp linh kiện và lắp ráp cho Apple là Pegatron và Foxconn từ Đài Loan; Sharp, Nintendo và Komatsu từ Nhật Bản; và Lenovo từ Hồng Kông đã công bố kế hoạch chuyển đến hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Có thể kể ra đây một số lý do chính cho làn sóng dịch chuyển mạnh ra khỏi Trung Quốc tới các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam như sau: Các công ty đa quốc gia sản xuất những mặt hàng công nghệ hay tiêu dùng phải chịu áp lực cắt giảm chi phí; Các công ty có vốn FDI không chỉ thành lập nhà máy mới ở Việt Nam mà còn có động lực lớn hơn để thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng địa phương; Sau khi đại dịch lắng xuống, lạm phát tiền lương có xu hướng tăng, khiến nhà sản xuất rời Trung Quốc đến Đông Nam Á.

Theo Savills, xu hướng các sản phẩm công nghệ cao dự kiến sẽ tăng mạnh từ năm 2021, và nhu cầu gia tăng từ những người mua sắm quan tâm nhiều hơn đến chi phí, các sản phẩm cấp thấp dự kiến sẽ tăng trưởng tốt trong vòng 2 năm tới. Ông John Campbell, Quản lý Bộ phận bất động sản Công Nghiệp Savills cho rằng, sự chuyển hướng ra khỏi Trung Quốc của các phân khúc thuộc chuỗi cung ứng ngày càng rõ rệt, nhiều chủ, đầu tư mong đợi một năm bận rộn khi các rào cản được tháo dỡ.

Năm 2020, TP. HCM có gần 2.500 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới

Đáng lưu ý là doanh nghiệp bất động sản tuy chỉ chiếm 5,92% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, nhưng lại chiếm đến 55,92% ...

Bất chấp dịch bệnh, giá thuê mặt bằng bán lẻ vẫn tăng cao ở 2 thành phố lớn

Bất chấp dịch bệnh, giá chào thuê trung bình tại Hà Nội tăng 9,7% ở khu vực trung tâm và 1,3% ở ngoài trung tâm. ...

Đất nền và căn hộ vùng phụ cận TP. HCM tăng nhiệt

Năm 2020, khi thị trường bất động sản nhà ở TP. HCM vẫn duy trì đà sụt giảm từ năm 2019 ở hầu hết các ...

Đại Dương

Tin cũ hơn
Xem thêm