Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng:

Điều chỉnh quy hoạch hai thành phố Huế và Thái Nguyên

Cập nhật: 12:06 | 20/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP. Thái Nguyên đến năm 2025 và điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP. Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

dieu chinh quy hoach hai thanh pho hue va thai nguyen

Duyệt điều chỉnh quy hoạch TP. Hạ Long: Nhiều khu công nghiệp, dự án vào ống ngắm đầu tư

dieu chinh quy hoach hai thanh pho hue va thai nguyen

Sớm dập tắt "lùm xùm" tại Khu đô thị Ciputra - Tây Hồ

dieu chinh quy hoach hai thanh pho hue va thai nguyen

Đồng Nai: "Giải tỏa trắng" xã Suối Trầu thuộc vùng dự án Sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Thái Nguyên chủ trì, phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng rà soát, làm rõ các vấn đề liên quan đến đất rừng, đất khoáng sản trong phạm vi, ranh giới khu vực điều chỉnh cục bộ quy hoạch thuộc xóm Mỏ Đá và xóm Núi Hột, xã Linh Sơn, TP. Thái Nguyên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, làm cơ sở xem xét, phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên.

dieu chinh quy hoach hai thanh pho hue va thai nguyen

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035.

Theo quy hoạch, về định hướng phát triển không gian, thành phố Thái Nguyên phát triển hai bên bờ sông Cầu theo mô hình đô thị sinh thái đa trung tâm gắn với việc hình thành các khu chức năng: Trung tâm lịch sử hiện hữu; trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, thương mại - dịch vụ, tài chính - ngân hàng; các khu cải tạo nâng cấp; khu phát triển mới; khu vực phát triển công nghiệp, logistic phía Bắc; khu vực du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp chất lượng cao; khu dự trữ phát triển và nông nghiệp đô thị.

Xây dựng TP. Thái Nguyên thành trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực của Quốc gia. Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và cơ sở dạy nghề có quy mô đào tạo khoảng 200.000 - 220.000 sinh viên trên cơ sở quỹ đất khoảng 670 ha.

Về phát triển du lịch, sẽ hình thành các khu, tuyến, điểm du lịch trong thành phố như: Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, các điểm du lịch lịch sử, văn hóa, tâm linh tại khu vực trung tâm thành phố, thị trấn Chùa Hang và xã Linh Sơn, du lịch trên sông Cầu, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm tại vùng chè Tân Cương, vv…, gắn với các tuyến du lịch đến các địa điểm thăm quan nổi tiếng trong khu vực, như: Khu di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa, khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, Vườn quốc gia Tam Đảo, vv... Quỹ đất dành cho dịch vụ du lịch khoảng 242 ha.

Cùng với đó, Phó Thủ tướng cũng vừa có ý kiến về chủ trương điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP. Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó giao UBND tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP. Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật, làm cơ sở để Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP. Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch, tầm nhìn đến năm 2050, phát triển TP. Huế thành một trong 6 đô thị cấp Quốc gia trong hệ thống đô thị Việt Nam, là một trong 3 thành phố di sản của Đông Dương với tư cách là “Thành phố Festival, trung tâm du lịch văn hóa đặc sắc của châu Á”. Quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 615.000 người; đến năm 2030 khoảng 674.000 người.

Về mô hình phát triển không gian đô thị, phát triển theo mô hình cụm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm và 4 đô thị phụ trợ; các đô thị được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai, bố trí dải cây xanh giữa các đô thị để hạn chế phát triển lan tỏa của các đô thị và phòng tránh lũ lụt; tạo lập cụm đô thị di sản - văn hoá - cảnh quan thân thiện với môi trường.

Minh Thuận

Tin cũ hơn
Xem thêm