Điện lực Việt Nam (EVN) bất ngờ báo lỗ ròng gần 16.586 tỷ đồng nửa đầu năm 2022

Cập nhật: 10:13 | 20/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022. EVN ghi nhận lỗ 12.767 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh và lỗ sau thuế 16.586 tỷ đồng.

Trên báo cáo tài chính hợp nhất, tổng doanh thu EVN là 221.231 tỷ đồng, tăng trưởng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy doanh thu tăng nhưng giá vốn của Tập đoàn cũng tăng mạnh, khiến EVN lỗ gộp hơn 4.200 tỷ đồng.

Điện lực Việt Nam (EVN) bất ngờ báo lỗ ròng gần 16.586 tỷ đồng nửa đầu năm 2022
Điện lực Việt Nam (EVN) báo lỗ ròng gần 16.586 tỷ đồng nửa đầu năm 2022

Trừ đi các loại chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý, EVN ghi nhận lỗ 12.767 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh và lỗ sau thuế 16.586 tỷ đồng.

Kết quả này gây bất ngờ, bởi các năm gần đây, lợi nhuận của EVN liên tục tăng trong 5 năm vừa qua. Cụ thể, năm 2017 và 2018, EVN lãi 6,6-6,8 nghìn tỷ đồng. Năm 2019, lợi nhuận của EVN tăng gấp rưỡi lên 9,7 nghìn tỷ đồng. Năm 2020, lợi nhuận của EVN tăng tới 14,5 tỷ đồng. Còn năm 2021, lợi nhuận của EVN đạt 14,7 nghìn tỷ đồng.

Theo EVN, giá nguyên, nhiên liệu đầu vào như than, dầu, khí... tăng cao trong khi giá bán vẫn giữ nguyên là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến khoản lỗ này.

EVN giải thích từ đầu năm đến nay, giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện (than, dầu, khí) tăng cao đột biến khiến tình hình tài chính của tập đoàn này gặp khó khăn.

Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản EVN là 673.157 tỷ đồng, giảm hơn 32.200 tỷ đồng so với đầu năm (giảm 4,57%).

Trong khi đó, trên báo cáo tài chính công ty mẹ, doanh thu EVN đạt 189.194 tỷ đồng, lỗ gộp 13.400 tỷ đồng và lỗ sau thuế hơn 22.200 tỷ đồng.

Được biết, trong 6 tháng năm 2022, điện sản xuất của EVN và các Tổng Công ty Phát điện (kể cả các công ty cổ phần) đạt 60,54 tỷ kWh, chiếm 45% sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống, là 133,11 tỷ kWh.

Trong 8 tháng đầu năm 2022, điện sản xuất của EVN và các tổng công ty phát điện (kể cả các công ty cổ phần) đạt 84,57 tỉ kWh, chiếm 46,49% sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống.

Trong thông báo chính thức này, EVN cho hay do giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện như than, dầu, khí tăng đột biến từ đầu năm đến nay làm chi phí sản xuất điện của EVN tăng rất cao, dẫn tới nhiều khó khăn về tài chính.

Tập đoàn này khẳng định tiếp tục đảm bảo sản xuất, cung ứng điện an toàn, liên tục phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và sinh hoạt người dân.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Giải pháp nào tiết kiệm tiền điện ngày nắng nóng?

Theo dự báo từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dự báo trong tháng 7/2021 này, sản lượng tiêu thụ điện bình quân ngày ...

Điện lực Việt Nam (EVN) vay 70 triệu Euro xây nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mở rộng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa vay ưu đãi không bảo lãnh Chính phủ trị giá 70 triệu Euro, tương đương 1.900 tỷ ...

EVNGENCO3 (PGV) báo lãi tăng thêm 157 tỷ đồng sau soát xét

Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3, HoSE: PGV) công bố BCTC hợp nhất soát xét bán niên với lợi nhuận sau thuế cổ đông ...

Hoàng Đức

Tin cũ hơn
Xem thêm