Điểm tin bất động sản TP. HCM ngày 14/5: Giá đất Thủ Đức chạm mốc 400 triệu đồng/m2

Cập nhật: 10:27 | 14/05/2021 Theo dõi KTCK trên

4 tháng đầu năm 2021, trong khi thị trường bất động sản TP. HCM ghi nhận nhiều xu hướng trái chiều ở các phân khúc và khu vực, giá nhà đất tại TP. Thủ Đức tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng ở tất cả các phân khúc. Ở phân khúc đất nền và nhà liền thổ, một số lô đất trên trục đường sát bờ sông Sài Gòn như Trần Quý Kiên và mặt tiền đường Trương Văn Bang đã có giá rao bán lên đến 400 triệu đồng/m2.

2556-d
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Những hạ tầng nghìn tỷ làm mãi chưa xong ở TP. Thủ Đức

Hàng loạt công trình cầu, đường có vốn đầu tư nghìn tỉ đồng tại TP. Thủ Đức vẫn dang dở sau nhiều năm khởi công. Thay vì tăng cường kết nối, giảm tải áp lực giao thông cho khu vực, những dự án này đang là nỗi trăn trở, thậm chí khiến cho việc đi lại của người dân khó khăn hơn.

Được phê duyệt từ năm 2007, dự án đường Vành đai 2 đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa trên quốc lộ 1 dù chỉ có chiều dài khoảng 2,75km nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thành.

Dự án có vốn đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng do CTCP Đầu tư Văn Phú Bắc Ái (Công ty Văn Phú Bắc Ái) làm nhà đầu tư, thực hiện theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao). Đại diện nhà đầu tư từng cho biết đã sử dụng khoảng 1.400 tỷ đồng để thực hiện dự án.

Dự án đường song hành chạy dọc cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây (quận 2, TP. HCM) dài 3,4 km nối đại lộ Mai Chí Thọ với đường Vành đai 2 vẫn ì ạch sau 3 năm được khởi công xây dựng.

Dự án có tổng chiều dài gần 3,4 km được thiết kế mặt đường ngang 20 m, 4 làn xe được chia làm hai giai đoạn đầu tư trong đó giai đoạn 1 có điểm đầu từ Mai Chí Thọ và điểm cuối là đường Đỗ Xuân Hợp có chiều dài 2,76 km. Đoạn 2 có điểm đầu là đường D11 và điểm cuối là đường Vành Đai 2.

Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 800 tỷ đồng, được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (Hợp đồng BT) do Liên danh CTCP bất động sản Tiến Phước và Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc làm chủ đầu tư.

Giá đất Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Đức chạm mốc 400 triệu đồng/m2

4 tháng đầu năm 2021, trong khi thị trường bất động sản TP. HCM ghi nhận nhiều xu hướng trái chiều ở các phân khúc và khu vực, giá nhà đất tại TP. Thủ Đức tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng ở tất cả các phân khúc.

Đặc biệt, tại khu trung tâm hành chính mới tại phường Thạnh Mỹ Lợi, nơi có trụ sở HĐND - UBND TP. Thủ Đức và gần trung tâm hiện hữu của TP. HCM, giá bất động sản đang tiệm cận với những vùng trung tâm quận 1, quận 3.

Ở phân khúc đất nền và nhà liền thổ, một số lô đất trên trục đường sát bờ sông Sài Gòn như Trần Quý Kiên và mặt tiền đường Trương Văn Bang đã có giá rao bán lên đến 400 triệu đồng/m2. Các dự án đất nền trong khu vực cũng có giá giao dịch từ 90 - 300 triệu đồng/m2 tùy vị trí.

Xử lý nghiêm tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Thanh tra TP. HCM vừa công bố kết luận Thanh tra về công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn một số huyện, kết luận đã chỉ ra nhiều công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Trước tình trạng này, TP. HCM yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm công tác quản lý đất đai trên địa bàn.

Theo kết luận thanh tra về công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Củ Chi vừa cho thấy, UBND huyện Củ Chi và một số cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện đã có những vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng cần chấn chỉnh, khắc phục.

Cụ thể, 643 trường hợp xây dựng không phép, 46 trường hợp xây dựng sai phép. Đến thời điểm thanh tra, huyện vẫn còn 21 trường hợp xây dựng không phép và 7 trường hợp sai phép chưa xử lý dứt điểm.

Ngoài ra, Thanh tra TP. HCM kiểm tra thực tế 102/16.779 công trình được cấp phép xây dựng tại các xã, ghi nhận một số công trình xây dựng đúng nội dung giấy phép được cấp, tuy nhiên quá trình đưa vào sử dụng sai mục đích và thành nhà xưởng, kho hoặc nhà trọ cho thuê.

Kiến nghị Chính phủ hỗ trợ vốn GPMB cho các tuyến đường giao thông quan trọng

Tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sáng 13/5, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP. HCM đã kiến nghị Chính phủ có chỉ đạo để sớm triển khai các dự án cao tốc, vành đai tại TP. HCM.

Cụ thể trong đó là dự án cao tốc TP. HCM - Mộc Bài có tổng mức đầu tư hơn 10.700 tỷ đồng. Lãnh đạo thành phố kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 100% vốn giải phóng mặt bằng cho đoạn đi qua địa bàn quản lý, bởi nguồn ngân sách thành phố khó khăn.

Cũng với đó, TP. HCM cũng kiến nghị Thủ tướng bố trí nguồn vốn Trung ương đối với chi phí GPMB tăng lên của đoạn 1A của Vành đai 3. Tuyến đường này theo kế hoạch quý 3/2021 sẽ khởi công đoạn 1A Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1. Tuy vậy chi phí GPMB đã tăng từ 148 tỷ lên trên 1.800 tỷ đồng. Tuyến Vành đai 3 dài hơn 98 km đi qua các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP. HCM và Long An đã được Thủ tướng phê duyệt cách đây 10 năm.

Dự án thành phần 2A, 2B, đoạn 3, đoạn 4 đang hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Trước đây, riêng chi phí GPMB các đoạn qua TP. HCM là khoảng 3.000 tỷ đồng và thành phố cam kết sử dụng ngân sách địa phương để lo cho công tác GPMB. Tuy vậy, so với chi phí GPMB tăng lên nên thành phố kiến nghị Trung ương hỗ trợ.

Từ 15/5, giao quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho quận, huyện

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP. HCM vừa công bố Quyết định số 08/2021 ngày 29/4 của Chủ tịch UBND TP. HCM về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định giải quyết thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thành phố ban hành kèm Quyết định 36/2017 trước đó.

Theo đó, UBND TP. HCM cho phép Sở TN&MT được ủy quyền cho 22 chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai TP. Thủ Đức và các quận, huyện được phép ký cấp giấy chứng nhận thay vì chuyển về chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố ký như lâu nay.

Định đoạt số phận 4 khách sạn vị trí "đất vàng"

Sáng 13/5, báo cáo với đoàn công tác của Chính phủ, Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong đề nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính có ý kiến chỉ đạo về quản lý tài sản của các doanh nghiệp nhà nước, các công ty liên doanh có giá trị lịch sử, kiến trúc, vị trí đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Theo Chủ tịch UBND TP. HCM, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH MTV (Saigontourist) thuộc nhóm cổ phần hóa, nhà nước giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Phong, hiện nay, Saigontourist đang quản lý 4 khách sạn: Rex Hotel, Majestic Hotel, Continental Hotel và khách sạn Kim Đô. Cả 4 khách sạn nói trên có giá trị lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật cần được bảo tồn và có vị trí tại trung tâm thành phố, mang tính đảm bảo an ninh - quốc phòng.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP. HCM cũng cho biết các doanh nghiệp nhà nước của Thành phố thuộc diện cổ phần hóa đang có 29 khoản vốn góp liên doanh bằng quyền sử dụng đất (đây là các khoản bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị tiền thuê đất trong một thời gian xác định) với các tổ chức nước ngoài để thành lập các công ty liên doanh và các khu đất công ty liên doanh đang sử dụng cũng có vị trí quan trọng mang tính đảm bảo an ninh - quốc phòng trước mắt và lâu dài.

Do vậy, người đứng đầu chính quyền TP. HCM cho rằng Nhà nước cần thiết phải quản lý 4 khách sạn trên và phần vốn góp tại các liên doanh.

Điểm tin dự án sai phạm ngày 14/5/2021: "Đất vàng" Nha Trang Golden Gate vào tay tư nhân

"Đất vàng" Nha Trang Golden Gate vào tay tư nhân; Chủ tịch tỉnh Quảng Nam gửi tối hậu thư tới Công ty Địa ốc Newland ...

Thanh Hóa: Sẽ đấu giá 748,23 ha đất của 864 dự án trong năm 2021

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định về việc phê duyệt danh mục dự án đấu giá quyền sử dụng đất năm 2021 tại ...

Nhà đầu tư cần biết yếu tố này nếu muốn “tiền đẻ ra tiền”

Trong đầu tư bất động sản, nếu không có một vị trí tốt, bất động sản đó coi như mất đi phần lớn giá trị. ...

Yến Thanh T/H

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm