Điểm mặt các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực trong 6 tháng đầu năm 2020

Cập nhật: 09:52 | 19/07/2020 Theo dõi KTCK trên

Với giá trị xuất khẩu đạt 10,4 tỷ USD, tăng 26,5% (tương đương 2,2 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, lần đầu tiên nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng góp mặt trong nhóm xuất khẩu chủ lực 6 tháng đầu năm 2020.

5012 xkk
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Theo thống kê vừa được Tổng Cục Hải quan công bố, 6 tháng đầu năm, trị giá xuất khẩu của cả nước đạt xấp xỉ 123 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, trong danh sách được công bố, 2 nhóm hàng có mức tăng trên 1 tỷ USD là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 3,9 tỷ USD); máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng (tăng 2,2 tỷ USD).

Ngược lại, các nhóm hàng có mức giảm trên 1 tỷ USD bao gồm: Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (giảm 1,07 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện (giảm 1,5 tỷ USD).

Thống kê chi tiết cho thấy, 6 tháng qua, nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vẫn là điện thoại các loại và linh kiện với kim ngạch đạt xấp xỉ 22 tỷ USD (giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2019). Thị trường xuất khẩu chính của nhóm hàng này là EU, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng vị trí thứ hai với kim ngạch đạt 19,5 tỷ USD (tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2019) với thị trường chính là Trung Quốc, Mỹ và EU.

Dệt may là nhóm hàng xuất khẩu đứng thứ 3 với kim ngạch đạt 13,2 tỷ USD (giảm 12,7% so với cùng kỳ) trong đó Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam với trị giá đạt 6,19 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chủ lực khác có thể kể đến như Nhật Bản, EU.

Nhóm hàng lần đầu tiên góp mặt trong nhóm xuất khẩu chủ lực (sau 6 tháng đầu năm) là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng với trị giá 10,4 tỷ USD, tăng 26,5% (tương đương 2,2 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Với kết quả hơn 65 tỷ USD, 4 nhóm hàng chủ lực kể trên chiếm đến 53% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 6 tháng đầu năm.

Doanh nghiệp dệt may: Loay hoay "cuộc chiến" đơn hàng

Theo các doanh nghiệp dệt may, thời điểm này mới là lúc "ngấm đòn" COVID-19 sau giai đoạn được "cứu cánh" bởi các mặt hàng khẩu ...

Dệt may Việt Nam: Cần nhiều hơn những chiến lược đường dài

Theo dự báo của CTCP Chứng khoán Rồng Việt - VDSC, số lượng đơn đặt hàng sẽ tăng từ cuối quý III nếu các thị ...

Xuất khẩu rau quả cuối tháng 6/2020 giảm mạnh so với cùng kỳ

Nửa đầu năm 2020, xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam sang các nước trên thế giới ước đạt 1,8 tỷ USD, giảm 11,4% so ...

Quân Vương

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm