Đánh thức nền kinh tế địa phương trong cơn sốt bất động sản nghỉ dưỡng

Cập nhật: 08:00 | 01/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Điểm đến của dòng tiền đầu tư bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng vốn chỉ tập trung ở Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc nay đã lan mạnh sang các huyện đảo, tỉnh, thành phố khác như Cát Bà, Thái Nguyên, Thanh Hóa… Đây đều là những địa phương có nhiều tiềm năng du lịch nhưng cơ sở hạ tầng chưa phát triển, thiếu vắng dòng bất động sản cao cấp 4-5 sao.

Còn nhiều dư địa để bất động sản nghỉ dưỡng phát triển

Không thể phủ nhận bất động sản nghỉ dưỡng đang là điểm sáng của thị trường địa ốc, là “con gà đẻ trứng vàng” của giới đầu tư.

Mới đây, tờ Telegraph (Anh) đã xếp Việt Nam vào top 20 thị trường mới nổi nhờ sở hữu hệ thống tài nguyên thiên nhiên phong phú và dịch vụ nghỉ dưỡng giải trí đang phát triển rất đa dạng. Bên cạnh đó, những nét văn hóa vùng miền đặc trưng và việc thừa hưởng các di tích lịch sử phong phú cũng là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của du lịch địa phương nước ta so với nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, Bắc Âu, ASEAN, New Zealand- Australia, Canada – Hoa Kỳ...

Theo ghi nhận của tổng cục thống kê, trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, năm 2019, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 18 triệu lượt người, tăng 16,2% so với năm 2018. Theo đà tăng trưởng này, đến năm 2025 Việt Nam cần có từ 950.000-1.050.000 buồng lưu trú.

Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho rằng, chúng ta quen thuộc với những điểm nóng của thị trường như Đà Nẵng, Hội An, hay Nha Trang nhưng đến một lúc nào đó, các thị trường này sẽ bão hòa vì nguồn cung đã rất nhiều. Đây là cơ hội cho những vùng đất mới giàu tiềm năng du lịch nhưng chưa được khai thác mạnh như Cát Bà, Thanh Hóa, Thái Nguyên… Mặc nhiên rằng, khi làn sóng khai thác bất động sản nghỉ dưỡng dịch chuyển về các vùng đất mới sẽ kéo theo sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp lớn.

Đại gia địa ốc nhập cuộc

Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, bất động sản nghỉ dưỡng trở thành miền đất hứa của giới đầu tư như một lẽ tất nhiên. Sự bùng nổ của ngành du lịch địa phương đồng thời kéo theo công cuộc đổ bộ của các Tập đoàn kinh doanh lớn. Đáng chú ý nhất trong đó là sự xuất hiện của Flamingo Cát Bà– Resort 5 sao đầu tiên tại tại bãi biển đẹp nhất Đông Nam Á, thuộc sở hữu của Tập đoàn Flamingo.

Nằm trong chiến lược mở rộng mạng lưới và phát triển bền vững cùng kinh tế địa phương, Flamingo tiếp tục đưa Thanh Hóa, Thái Nguyên vào tầm ngắm. Triết lý kiến trúc xanh của Flamingo được kì vọng sẽ tiếp tục tạo nên diện mạo mới cho du lịch các tỉnh thành.

5614-2-1
Flamingo tham vọng đưa triết lý kiến trúc xanh đến nhiều vùng đất mới, trong đó có Thanh Hóa

Bà Vương Thị Hải Yến – Phó Giám Đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: “Tỉnh Thanh Hóa luôn xác định Tập đoàn Flamingo là nhà đầu tư chiến lược của tỉnh. Sự đầu tư bài bản, bền vững và có tầm nhìn của Tập đoàn, kết hợp với những tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên du lịch của Thanh Hóa, chúng ta hoàn toàn tin tưởng về những đột phá mới đem lại diện mạo và chất lượng dịch vụ chuẩn quốc tế tại tỉnh Thanh Hóa”.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản, du lịch - nghỉ dưỡng, đạt hơn 70 giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế, Flamingo đem đến cơ hội sở hữu và tận hưởng phong cách sống chuẩn xanh, đẳng cấp và khác biệt với người dân nơi đây. Sự đầu tư của các ông lớn như Flamingo tạo nên cơ hội việc làm cho hàng ngàn lao động, là cơ sở đào tạo nhân sự cho ngành du lịch – khách sạn trên cả nước nói chung và tại các địa phương nói riêng.

Theo CBRE Việt Nam, cùng với cú hích từ các nhà đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng, nguồn khách du lịch gia tăng mạnh mẽ hàng năm sẽ là đòn bẩy kích thích sự phát triển bền vững cho phân khúc BĐS nghỉ dưỡng địa phương. Đó cũng là lý do BĐS nghỉ dưỡng nhanh chóng chiếm được vị trí cao trên bảng xếp hạng thị trường BĐS năm 2021.

Đức Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm