Cuộc chiến đặc biệt ngoài sân cỏ EURO 2020 giữa Adidas và Nike

Cập nhật: 11:02 | 22/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Tại sự kiện thể thao hàng đầu thế giới EURO năm nay, bên cạnh những cuộc đối đầu gay cấn của các đội bóng, còn đó một cuộc chiến thương hiệu khác giữa hai hãng thời trang thể thao hàng đầu thế giới là Adidas và Nike.

EURO 2020 là giải đấu cấp cao nhất dành cho các đội tuyển quốc gia tại châu Âu. Đây là nơi tranh tài của những đội bóng hàng đầu thế giới, những ngôi sao bóng đá xuất sắc bậc nhất hành tinh.

Với sức hút lớn như vậy, các nhãn hàng lớn trên thế giới tất nhiên không thể bỏ qua cơ hội để quảng bá hình ảnh của mình tại EURO 2020.

Tại sự kiện thể thao hàng đầu thế giới năm nay, bên cạnh những cuộc đối đầu gay cấn của các đội bóng, còn đó một cuộc chiến thương hiệu khác giữa hai hãng thời trang thể thao hàng đầu thế giới là Adidas và Nike.

4709-euro2
Cả Adidas và Nike đều có sự tăng trưởng doanh số vào cuối năm 2020. (Ảnh: Netivist)

Từ lâu, Adidas và Nike đã có sự cạnh tranh gắt gao trên thị trường thởi trang thể thao. Đây là hai công ty luôn đi đầu trong việc quảng bá hình ảnh cũng như giới thiệu sản phẩm tới công chúng.

Năm nay, người hâm mộ có thể dễ dàng nhận thấy logo Swoosh, biểu tượng của Nike xuất hiện trên các mẫu giày và quần áo của những đội tuyển như Pháp, Bồ Đào Nha hay Anh.

Không chịu kém cạnh, Adidas cũng trở thành người đồng hành với những ông lớn khác như Bỉ, Đức hay Tây Ban Nha.

Bên cạnh Nike và Adidas, một số ông lớn khác trong ngành thời trang thể thao cũng xuất hiện tại kỳ EURO năm nay có thể kể đến như Puma, Hummel, New Balance, Jako.

Theo thống kê từ tờ The Athletic, Nike và Adidas đồng thời thống trị cả về số lượng hợp đồng ký kết lẫn giá trị hợp đồng. Cụ thể, chỉ riêng hai ông lớn này đã tài trợ cho khoảng 70% số lượng đội tuyển tham dự EURO năm nay và chiếm 85% giá trị hợp đồng tài trợ cùng những khoản doanh thu liên quan.

Cũng theo The Athletic, hợp đồng tài trợ giữa Adidas và đội tuyển Đức tại EURO 2020 có giá trị 56 triệu bảng/năm, qua đó chiếm vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng giá trị các hợp đồng tài trợ.

Theo sau lần lượt là hai bản hợp đồng của đội tuyển Pháp và Anh với Nike, tổng giá trị lên tới 76,3 triệu bảng/năm.

Để so sánh, tổng giá trị hợp đồng của ba hãng thời trang thể thao khác là Hummel, Jako và Joma ký với Đan Mạch, Bắc Macedonia và Ukraina chỉ khoảng 3,5 triệu bảng/năm.

4437-euro
Giá trị hợp đồng của các hãng thời trang thể thao tại EURO 2020 (Ảnh: The Athletic)

Năm 2020, doanh số bán hàng của cả Adidas và Nike đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, Nike hoạt động chủ yếu tại thị trường châu Mỹ trong khi Adidas tập trung vào các thị trường châu Á và châu Âu. Vì vậy, doanh thu của Nike nhiều hơn gần 50% so với đối thủ đến từ Đức, với khoảng 26 tỷ bảng so với 17 tỷ bảng.

Mặc dù vậy, nhờ sự phục hồi mạnh mẽ chủ yếu đến từ thị trường Trung Quốc, doanh số bán hàng của cả Nike và Adidas đều có sự tăng trưởng trong giai đoạn cuối năm 2020. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi giá cổ phiếu của cả hai đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua, qua đó cán mốc cao nhất kể từ thời điểm thành lập.

Tại vòng chung kết EURO 2020, Nike và Adidas cũng giới thiệu tới người hâm mộ rất nhiều mẫu giày thể thao mới. Một vài ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như Adidas X-Ghosted, Adidas Predator Freak hay Nike Mercurial, Nike Phantom GT. Giá bán của những mẫu giày này dao động trong khoảng từ 200 – 300 USD/đôi.

Dù vậy, nhiều người tự hỏi rằng việc đầu tư vào thể thao có phải cách tốt nhất để thúc đẩy doanh số cho các hãng thời trang thể thao hay không. Thực tế, người hâm mộ chỉ mua áo đấu hoặc giày thể thao vài lần trong năm.

Do đó, nhiều chuyên gia nhận thấy các hãng thời trang thể thao lớn như Nike hay Adidas đã thay đổi chiến lược quảng cáo bằng cách cắt giảm đáng kể số lượng hợp đồng với các câu lạc bộ thể thao đồng thời chỉ hợp tác cùng những ngôi sao lớn.

Theo ý kiến của tờ The Athletic, đây có thể là cách quảng cáo thông minh và thận trọng hơn trong bối cảnh thế giới đang bước vào kỷ nguyên công nghệ số.

Làn sóng tẩy chay Zara tăng vọt sau phát ngôn lỡ miệng của nhà thiết kế nổi tiếng

Một bình luận tư nhà thiết kế trưởng của Zara trong đó chỉ trích người Palestine đang gây ra tranh cãi lớn trên mạng xã ...

Startup kinh doanh dụng cụ thể thao giữa mùa dịch, cam kết dành một nửa lợi nhuận cho từ thiện

Seun Lawal và Morgan McKeen đã cho ra mắt bộ sưu tập của mình tháng 3 vừa qua với một nửa lợi nhuận được sử ...

Con đường sụp đổ của ông hoàng ngành thép Sanjeev Gupta

Từ chỗ được xưng tụng là "vị cứu tinh của thép", ông Sanjeev Gupta giờ bị cho là kẻ lừa đảo tiền của nhà đầu ...

Lưu Lâm t/h

Tin liên quan