Còn cơ sở để giá cổ phiếu VCB (Vietcombank) sẽ đạt 125.000 đồng trong năm 2021?

Cập nhật: 16:44 | 25/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Kết phiên ngày 25/1/2021, cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank (HOSE: VCB) giảm nhẹ về mức 102.500 đồng (phiên giảm thứ 7/12 phiên gần nhất). Mới đây, Chứng khoán Everest (HNX: EVS) đã đưa ra khuyến nghị, nhà đầu tư có thể gom cổ phiếu VCB với giá mục tiêu (đến hết năm 2021) là 125.000 đồng.

2127-v4
Vietcombank là một ngân hàng uy tín?

Được biết hồi cuối năm 2017, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Vietcombank.

Theo đó, nội dung chính thanh tra là về hoạt động cho vay, xử lý rủi ro, bán nợ, cơ cấu nợ, việc tăng vốn, thoái vốn đầu tư, việc mua sắm thiết bị tin học.

Về giải ngân vốn vay, một số hồ sơ tín dụng giải ngân khi chưa đủ điều kiện theo phê duyệt; chứng từ giải ngân không đầy đủ; giải ngân cho vay mới trả khoản vay cũ hoặc trả lãi vay; có trường hợp giải ngân không kiểm tra, kiểm soát các hóa đơn chứng từ (kiểm tra bản gốc của hóa đơn bán hàng), dẫn đến khách hàng giả mạo, sửa chữa nâng giá trị hóa đơn lên nhiều lần để rút vốn ngân hàng.

3918-v7
Thông báo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ đối với Ngân hàng VCB.

Về tài sản đảm bảo, một số hồ sơ tín dụng nhận thế chấp tài sản đảm bảo không đủ điều kiện theo quy định; việc định giá lại tài sản đảm bảo chưa theo quy định; hợp đồng thế chấp tài sản không có công chứng…

Về phân loại nợ, có một số hồ sơ tín dụng thực hiện xếp hạng khách hàng, phân loại nợ và cơ cấu nợ chưa đúng quy định tại Quyết định 780 và công văn 2506.

Về xử lý rủi ro, một số hồ sơ xử lý rủi ro có nguyên nhân từ việc khi cho vay Vietcombank đã vi phạm các quy định của hoạt động tín dụng. Sau khi xử lý rủi ro còn chưa có biện pháp kiên quyết, phù hợp để thu hồi nợ như phát mại tài sản hay bán nợ…

Chi tiết xem thêm tại đây...

Theo Công ty Chứng khoán Everest (HNX: EVS), Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank (HOSE: VCB) là thương hiệu thu hút khách hàng, thu hút nhà đầu tư nhờ dịch vụ, chất lượng cùng hệ thống quản trị rủi ro luôn ở mức tốt nhất và chất lượng an toàn nhất. Đạt được những thành quả trên là nhờ VCB đã kết hợp hệ sinh thái giữa khách hàng là các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước giúp cho VCB luôn tận dụng hiệu quả trong các dịch vụ tài chính nội địa và quốc tế hoặc dễ dàng triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng cũng như áp dụng công nghệ mới nhằm mở rộng hệ sinh thái với khách hàng và tăng tính hiệu quả trong hoạt động giúp ngân hàng dễ dàng đạt được kết quả lợi nhuận tích cực.

Với vị thế và thương hiệu của mình, VCB luôn duy trì lãi suất huy động ở mức thấp, cùng với việc sử dụng hiệu quả dòng tiền trong hệ thống quản lý và liên ngân hàng giúp VCB có lợi thế về chi phí vốn và kéo theo giúp biên lãi ròng (NIM) của ngân hàng duy trì ở mức cao so với nhóm các ngân hàng lớn.

Chính nhờ lợi thế về chi phí vốn, lãi suất cho vay của VCB thấp nên ngân hàng này chiếm được thị phần khách hàng vay có rủi ro thấp đồng thời VCB cũng có tiềm năng mở rộng NIM nếu tăng lãi suất cho vay.

Ngoài ra, VCB có khả năng đạt được mức nợ xấu (NPL) thấp nhất nhờ đó ngân hàng luôn có khả năng hoạt động và tạo dòng tiền hiệu quả hơn và duy trì một mức lợi nhuận vượt kỳ vọng.

Năm 2020, lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông của VCB năm 2020 đạt gần 18.447 tỷ đồng (giảm 0,3% so với năm 2019) - tương đối sát với con số 18.271 tỷ đồng mà EVS đã dự báo.

Dự phóng kết quả kinh doanh năm 2021

Năm 2020, VCB là ngân hàng tích cực giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng. Tỷ lệ lợi suất khoản vay của VCB giảm 0,2% tính đến quý III/2020. Mặt bằng lãi suất cho vay của VCB cũng thấp hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh đồng thời VCB có thể là ngân hàng không ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận mạnh trong năm nay, do đó EVS cho rằng, ngân hàng này sẽ không chịu áp lực giảm lãi suất cho vay trong năm 2021 và dự phóng NIM có thể phục hồi nhẹ trong năm 2021.

Cuối năm 2019, VCB và FWD k{ hợp đồng banca độc quyền, tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ của VCB tính đến quý III/2020 chưa tăng trưởng. EVS kỳ vọng năm 2021, hoạt động banca sẽ thúc đẩy lợi nhuận dịch vụ của VCB.

Khác với các ngân hàng trong cùng ngành, tính đến quý III/2020, VCB không ghi nhận lợi nhuận cao từ việc mua bán trái phiếu. Với mặt bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ trên thị trường vẫn đang ở mức thấp, VCB hoàn toàn có thể bán đi một phần để ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động này.

VCB là ngân hàng có danh mục cho vay thận trọng, tỷ lệ vỡ nợ của khách hàng thấp so với đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên lại trích lập mạnh tay nhất. Chi phí dự phòng danh mục cho vay của VCB tính đến quý III/2020 tăng 85% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu xấp xỉ 142% (dự phòng cụ thể/nợ xấu). Tỷ lệ nợ cơ cấu theo thông tư 01 của VCB cũng chỉ ở mức 1.3%, thấp so với ngành.

EVS cho rằng, với việc đẩy mạnh trích lập năm nay, chi phí dự phòng năm sau của VCB có thể sẽ giảm.

Năm 2021, Chứng khoán EVS ước tính thu nhập lãi thuần của VCB đạt 42,323 tỷ đồng (+20% YoY); lợi nhuận sau thuế tăng 27,7%, đạt 23,347 tỷ đồng.

Về giá cổ phiếu VCB, EVS sử dụng phương pháp so sánh PB định giá VCB. VCB thường được định giá cao hơn các ngân hàng khác nhờ vị thế đầu ngành, danh mục cho vay có chất lượng tín dụng tốt và free-float thấp. Mức PB bình quân 3 năm gần nhất của VCB là 3.77 lần. Với mức PB trung bình, giá mục tiêu của VCB cuối năm 2021 theo ước tính của EVS là 125.000 đồng.

Kết phiên ngày 25/1/2021, cổ phiếu VCB giảm nhẹ 0,5% về mức 102.500 đồng qua đó có phiên giảm thứ 7/12 phiên gần nhất.

Bổ nhiệm lãnh đạo giao dịch "chui" cổ phiếu...

Trước đó, Báo Đầu tư tháng 2/2015 có đăng tải - Bà Phùng Thị Kim Oanh là người có liên quan với bà Phùng Nguyễn Hải Yến – Kế toán trưởng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

Theo đó, bà Oanh đã mua 2.000 cổ phiếu VCB và bán 1.000 cổ phiếu VCB từ ngày 19/1/2015 đến ngày 30/1/2015.

Theo Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE), việc giao dịch trên đã không được cá nhân bà Oanh công bố.

Tại thời điểm đó, cổ phiếu VCB của Vietcombank tăng điểm khá tốt trong thời gian vừa qua. Cụ thể, vào thời điểm tháng 11/2014, cổ phiếu này còn ở mặt bằng khoảng 27.000 đồng/cổ phiếu thì đến kết thúc phiên 10/2/2015, thị giá của VCB đã đạt 36.400 đồng/cổ phiếu.

Đến cuối năm 2017, Vietcombank cũng vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Thành viên Hội đồng Quản trị vào vị trí Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h hôm nay 25/1/2021

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như SGC, BII, KDM, SPI, VCX… được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt ...

Lợi nhuận Hòa Phát tăng trưởng 80% trong năm 2020, vượt 13.500 tỷ đồng

CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE - Mã: HPG) vừa phát đi thông cáo cho biết trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó ...

Cổ phiếu BII tăng “dựng đứng”, tình hình kinh doanh của BIDICO ra sao?

Mới đây, ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bảo Thư – BIDICO (HNX - Mã: ...

Văn Thắng T/H