Có thể chốt lời cổ phiếu FCN (FECON) sát mức kháng cự 13.100 đồng

Cập nhật: 18:00 | 24/11/2020 Theo dõi KTCK trên

Chứng khoán Yuanta nhận định, CTCP FECON (HOSE: FCN) có thể sẽ được hưởng lợi từ chính sách thúc đẩy đầu tư công của Chính phủ khi đây là một nhà thầu có năng lực đã được chứng minh qua nhiều dự án lớn...

4515-fr
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Đối với việc phát hành riêng lẻ 32 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược, FCN hiện đã thông qua chủ trương không tiếp tục đàm phán với nhà đầu tư China Harbour Engineering Company Ltd. Theo đó, công ty sẽ tìm kiếm lựa chọn nhà đầu tư chiến lược tiềm năng khác phù hợp.

Kết phiên giao dịch ngày 24/11, cổ phiếu FCN tăng 1,7% lên mức 12.300 đồng; khớp hơn 1,8 triệu đơn vị. Trong 1 tháng trở lại đây, cổ phiếu FCN đã tăng 2.xxx đồng về thị giá qua đó vốn hóa thị trường được nâng lên mức 1.45x tỷ đồng.

Ở mức giá hiện tại, FCN đang được giao dịch tại P/E kế hoạch 2020 là 6.2x (EPS tương ứng là 1.9xx đồng).

Stock Rating của mã hiện ở mức 84 điểm trong đó điểm cơ bản của FCN đã cải thiện lên mức 91 điểm sau 3 quý giảm liên tiếp trước đó.

2329-fcn
Đồ thị giá cổ phiếu FCN từ đầu năm 2020

Đồ thị giá của FCN đạt mức cao nhất 52 tuần với khối lượng giao dịch tăng mạnh so với mức khối lượng trung binh 20 phiên đồng thời đồ thị giá vẫn đang trong chu kỳ tăng trưởng mạnh với mức mục tiêu kỳ vọng cho sóng 3 là 13.100 đồng và xa hơn là mức 15.970 đồng.

Điểm tiêu cực là rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng khi đồ thị giá hình thành các mô hình đảo chiều giảm giá cho thấy mức 13.100 có thể là mức kháng cự mạnh. Do đó, Chứng khoán Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ và xem xét chốt lời khi giá tiệm cận sát mức giá mục tiêu 13.100 đồng. Đối với vị thế trung hạn cho khoảng thời gian 1 - 3 tháng, các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ.

Về kết quả kinh doanh, trong quý III/2020, công ty đạt doanh thu thuần 828,87 tỷ đồng, tăng 16,29% so với cùng kỳ; tỷ lệ chi phí giá vốn tăng thấp hơn giúp cải thiện biên lợi nhuận đạt 16,78% nên lợi nhuận gôp thu về đạt 139,44 tỷ đồng, tăng 38,15% so với cùng kỳ.

Trong quý, doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 5,95 tỷ đồng, giảm 2,89 tỷ đồng so với cùng kỳ; chi phí tài chính, chủ yếu là chi phí lãi vay tăng nhẹ 3,86 tỷ đồng so với cùng kỳ lên mức 26,44 tỷ đồng; tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ từ 52,97 lên 55,32 tỷ đồng tương ứng mức tăng 2,32 tỷ đồng.

Kết quả, FCN ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý III đạt 46,77 tỷ đồng, tăng 28,31% so với lợi nhuận đạt được trong quý 3 năm ngoái trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 41,77 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, FCN ghi nhận doanh thu 2.018 tỷ, tăng 11,8% và lãi ròng đạt 83,08 tỷ đồng, giảm 42,7%. Được biết, lợi nhuận công ty giảm chủ yếu do cùng kỳ ghi nhận lợi nhuận từ thoái vốn khỏi Dự án Vĩnh Hảo 6.

Năm 2020, FCN đặt kế hoạch doanh thu đạt 4,000 tỷ đồng (+31% YoY); lợi nhuận sau thuế đạt 233 tỷ đồng (+5% YoY). Nnhư vậy, cCông ty mới chỉ hoàn thành 50% kế hoạch doanh thu và 36% kế hoạch lợi nhuận. Áp lực lên quý IV/2020 là rất lớn khi lợi nhuận 9 tháng đầu năm còn cách rất xa kế hoạch đề ra và FCN cũng thường không hoàn thành kế hoạch trong quá khứ.

Có thể chốt lời cổ phiếu FCN (FECON) sát mức kháng cự 13.100 đồng

Tính đến thời điểm 30/9/2020, tổng tài sản Công ty ghi nhận hơn 6.259 tỷ đồng trong đó giá trị hàng tồn kho là 820,73 tỷ.

Tính đến tháng 10/2020, tổng Giá trị Hợp đồng ký mới đạt 4.300 tỷ đồng, trong đó có nhiều dự án có giá trị lớn như: Dự án điện gió BT Quảng Bình (800 tỷ), Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội (Hà Nội Metro Line 3) trị giá 850 tỷ, Nhà máy điện gió Trà Vinh 3 (490 tỷ), Nhà máy điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng (439,8 tỷ).

Năm 2020 được coi là năm bản lề của FECON khi trúng thầu hàng loạt gói thầu lớn tại các dự án điện gió như dự án B&T Quảng Bình (chủ đầu tư: AMI / AC Energy), dự án Thái Hòa (chủ đầu tư: PACIFIC), dự án Trà Vinh V1.3 (chủ đầu tư: REE), dự án Lạc Hòa – Hòa Đông (chủ đầu tư: UPC Renewables), …

Về chiến lược phát triển giai đoạn 2020 – 2025, ông Trần Phương – Trưởng ban Quan hệ nhà đầu tư cho biết, FECON sẽ đẩy mạnh vào 5 lĩnh vực kinh doanh bao gồm nền và móng; công trình ngầm; hạ tầng giao thông; xây dựng dân dụng và công nghiệp; đầu tư dự án. Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu là 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 825 tỷ đồng vào năm 2025.

Có thể chốt lời cổ phiếu VGI (Viettel Global) tại mức 33.000 đồng

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - BSC mới đây đã đưa ra phân tích về diễn biến ...

Khuyến nghị mua cổ phiếu STK (Sợi Thế Kỷ) với giá mục tiêu 23.800 đồng

CTCP Chứng khoán KB Việt Nam - KBSV mới đây đã đưa ra báo cáo nhận định về cơ hội đầu tư cổ phiếu STK ...

Kinh doanh bết bát, Chủ tịch Lê Khánh Trình có thể thoái hết vốn tại Tập đoàn Trường Tiền?

Hậu đóng cửa loạt chi nhánh và các Công ty liên quan đến Chủ tịch lần lượt thoái vốn… đến lượt Chủ tịch Lê Khánh ...

Hữu Dũng