Cổ phiếu PLX - Petrolimex được cấp margin trở lại

Cập nhật: 11:40 | 02/03/2021 Theo dõi KTCK trên

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa thông báo đưa cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex ra khỏi danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do công ty đã khắc phục tình trạng không được phép giao dịch ký quỹ (margin).

Trước đó, đầu tháng 9/2020, cổ phiếu PLX bị cắt margin là do lỗ ròng trên báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2020.

Cụ thể, trong quý I/2020, Tập đoàn Xăng dầu này lỗ sau thuế tới 1.813 tỷ đồng. Tuy nhiên bước sang quý II, doanh nghiệp đã ghi nhận lãi 733 tỷ đồng do giá xăng dầu hồi phục. Sau soát xét, Petrolimex còn giảm được 387 tỷ đồng trong số lỗ 6 tháng đầu năm 2020 do được chuyển sang kì sau.

Cổ phiếu PLX và HVN bị cắt margin vì Vietnam Airlines và Vietnam Airlines thua lỗ - Ảnh 2.

Tại thời điểm PLX bị cắt cổ phiếu, sau 6 tháng đầu năm 2020, Tập đoàn này đã thực hiện được 53% mục tiêu doanh thu nhưng còn cách xa mục tiêu lợi nhuận do vẫn đang lỗ trước thuế tới 920 tỷ đồng.

Cùng chung cảnh ngộ với PLX trong quyết định của HOSE hồi tháng 9/2020 là HVN của Vietnam Airlines và Petrolimex ghi nhận lỗ sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ là 6.559 tỷ đồng.

Kết thúc năm 2020, Petrolimex đạt doanh thu 123.924 tỷ đồng - giảm 34,5% so với năm 2019. Do chi phí tăng mạnh, lợi nhuận sau thuế còn 1.235 tỷ đồng - giảm 73,6% so với lợi nhuận đạt được năm 2019.

Trên thị trường, cổ phiếu PLX đang tăng mạnh, kết phiên 1/3/2021 ở mức 59.000 đồng. Công ty cũng vừa thông báo đưa 25 triệu cổ phiếu quỹ ra bán để bổ sung nguồn vốn kinh doanh và đầu tư phát triển. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM từ 1/3 đến 30/3/2021. Tạm tính theo giá này, số cổ phiếu quỹ mà Petrolimex bán ra có giá trị khoảng 1.500 tỷ đồng.

Lần gần đây nhất, tháng 8/2020, Petrolimex đã bán 13 triệu cổ phiếu quỹ, giảm số lượng cổ phiếu quỹ từ 88,06 triệu cổ phiếu xuống còn 75,06 triệu cổ phiếu như hiện nay. Đơn vị mua vào là Eneos Corporation.

Được biết, Eneos Corporation (đổi tên từ JXTG Group là Tập đoàn có thâm niên tại Nhật Bản, chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh là lọc hóa dầu, xuất nhập khẩu khí đốt, cung cấp điện năng… Eneos Corporation cũng đng đứng đầu thị phần bán lẻ xăng dầu tại Nhật Bản với tỷ trọng 50%, công suất lọc dầu lớn nhất nước với 1,93 triệu thùng/ngày, cung cấp 3,62 triệu tấn Paraxylen mỗi năm tại châu Á…

Hiện, ông Mr. Toshiya Nakahara là Thành viên HĐQT của Petrolimex cũng là lãnh đạo cấp cao của Eneos Corporation. Đồng thời Eneos Corporation là công ty con của Công ty TNHH tư vấn và Holding JX Nippon Oil & Energy Việt Nam – là cổ đông lớn của Petrolimex.

Trong động thái mới nhất, Eneos Corporation tiếp tục đăng ký mua 25 triệu cổ phiếu PLX từ ngày 1/3/2021 đến ngày 30/3/2021 theo phương thức khớp lệnh trên sàn. Nếu giao dịch thành công, Eneos Corporation sẽ tăng tỷ lệ nắm giữ tại Petrolimex từ 1% lên 2,94%. Trước các đợt bán cổ phiếu quỹ PLX, ENEOS Corporation chưa nắm cổ phiếu PLX nào, trong khi đó công ty con là JX Nippon Oil & Energy là cổ đông chiến lược của Petrolimex, nắm giữ 103,5 cổ phiếu (~8% vốn).

3320-ple
Diễn biến giá cổ phiếu PLX 6 tháng qua
Nhà đầu tư hào hứng xuống tiền gom cổ phiếu Rạng Đông (RDP) trước ngày trả cổ tức béo

Sau thành quả kinh doanh đạt được năm 2019, CTCP Rạng Đông Holding (HOSE: RDP) vừa thông báo ngày 5/4/2021, doanh nghiệp sẽ chốt danh ...

Lạm phát ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán năm 2021?

Theo cáo cáo mới nhất, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2021 tăng 1,52% so với tháng trước (mức tăng cao nhất của chỉ ...

VN-Index vượt mốc 1.190 đầu phiên: Nhóm thép tăng giá, cổ phiếu dầu khí bị chốt lời

Tương tự như phiên trước, thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch 2/3/2021 với sắc xanh khá tích cực tại các chỉ số. ...

Yến Thanh